Lời đầu: Bài viết này bổ túc thêm cho bài viết trước đây có tựa đề “Những Thiếu Sót Và Sai Lầm Quan Trọng Trong Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 Tập” ...
Lời đầu: Bài viết này bổ túc thêm cho bài viết trước đây có tựa đề “Những Thiếu Sót Và Sai Lầm Quan Trọng Trong Bộ Lịch Sử Việt Nam 15 Tập”
Giám Mục Puginier có một câu để đời như sau: “Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng.”[i]
Ấy thế mà các tác giả biên soạn bộ sách Lịch Sử Việt Nam (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 2017), nói về thời cận và hiện đại, (Tập 6, Tập 8, Tập 10,… ) không hề nhắc đến những nhân vật ác ôn, vốn là viên chức và con chiên của Giáo Hội La Mã.
Xin được liệt kê tóm tắt như sau:
I. Giám Mục Puginier – Tập 6 không có một lời nào nói về vai trò và những hành động tội ác của Kế Hoạch Puginier. Theo kế hoạch này, Vatican đã có chủ trương tiêu diệt nền văn hóa tam giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam, trong đó nền đạo lý Khổng Mạnh và giai cấp Nho sĩ bị liệt kê vào hàng kẻ thù số 1. Cần biết rằng phong trào kháng chiến đánh đuổi quân xâm lăng Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican lúc bấy giờ phần lớn đều do giới Nho sĩ lãnh đạo.
Giám Mục Puginier
Cũng theo kế hoạch Puginier này, nước Việt Nam phải được xé ra làm nhiều tiểu quốc theo biên giới sắc tộc thiểu số và theo biên giới địa lý Bắc Trung Nam. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican làm quốc vương (thủ lãnh) để thiết lập một chế độ đạo phiệt làm tay sai của Vatican. Rồi từ đó, các chính quyền này sẽ ban hành những luật lệ chuyên chính áp đặt đạo Ca-tô làm quốc giáo và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ca-tô Tô, giống như Hoàng Đế Constantine I (306-337) và Hoàng Đế Theodosius I (379-395) của Đế Quốc La Mã đã làm vào thế kỷ thứ 4.[ii]
II. Tổng Giám Mục Antoni Drapier (Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican)- Ông này là đại diện giáo triều Vatican tại Huế. Các tác giả Tập 6 không có một lời nào nói về vai trò và những hành động tội ác của viên Khâm Sứ Antoni Drapier như các tài liệu sau:
Khâm sứ Antoni Drapier
a.-/ Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) ghi nhận:
“Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:
“Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]” [iii]
b.-/ Sau khi công bố đề nghị đưa Bảo Đại thành lập chính quyền được mấy tháng, Frater Antoninus Drapier công bố lá thư luân lưu mang số 827/61 đề ngày 15/5/1946 với mục đích lên án và răn đe giáo dân Việt Nam không được ủng hộ hay tham gia hoạt động trong các đoàn thể hoặc chính quyền hay quân đội kháng chiến Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn một vài đoạn của lá thư:
“Mọi người đã hẳn đều có nguyện vọng được người đồng chủng cai trị mình. Con nhà Công Giáo ao ước có những đấng chăn chiên bản quốc… Nhưng chỉ có một mình Giáo Hội mới minh xét cho biết đã đến thời phải thực hiện nguyện vọng đó hay chưa. Vậy ai dùng lời nói hay báo chí để đưa dư luận đi quá cấp tốc kẻ ấy tự thị muốn đi trước Tòa Thánh Roma và tỏ thái độ xấc ngạo và bất tuân với đức giáo hoàng…. Nhận thấy ít nhiều giáo hữu Việt Nam, trong thời buổi ấy đã ăn ở phạm đến quyền của Tòa Thánh, nên chỉ định mấy điều sau đây:
1.- Chiểu khoản 2.334 luật giáo hội: kẻ nào nhờ đến thế lực phần đời mà làm ngăn trở quyền cai trị của đấng bề trên phần đạo hoặc trực tiếp hay gián tiếp thì phải vạ tuyệt thông.
2.- Chiếu khoản 2.331 luật giáo hội: kẻ xúc phạm đến đức giáo hòang, đức khâm mạng, hay bề trên địa phận chính thức thì tức khắc phải vạ tuyệt thông.
3.- Các hội đòan Công Giáo bất kỳ lấy tên nào làm danh hiệu đều buộc phải nhận quyền bề trên trong đạo.Nếu mà chối thì phải kể là người ngọai đạo, tội nhân và phải vạ tuyệt thông nữa.”
“Bộ Thánh Vụ Vatican ra thông cáo cho cha mẹ những vị thành niên có chân trong tổ chức cộng sản đều bị vạ tuyệt thông. Thông cáo này cũng tố cáo những ai dự vào các tổ chức có mục đích đưa thanh niên vào thuyết duy vật lôi cuốn” [iv]
III. Trần Bá Lộc – Không có một lời nào nói đến vai trò của tên con chiên Trần Bá Lộc là người chỉ huy đạo quân linh tập trong chiến dịch tiêu diệt cuộc khởi nghĩa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá.
Con chiên Trần Bá Lộc
Theo sách Nguyễn Trung Trực Biểu Tượng Hào Khí Dân Tộc câu chuyện như sau:
“Trần Bá Lộc là người Việt đầu tiên được Pháp bổ nhậm làm chủ quận ở Nam Kỳ, có tài nhưng tự phụ và hiếu sát. Ông thân của Trần Bá Lộc là Trần Bá Phước, gốc người Quảng Bình vào Vĩnh Long dạy học, rồi theo đạo Gia Tô và cưới vợ miền Nam. Chính Lộc lãnh trách nhiệm điều tra rồi trình cho Pháp danh sách 170 người theo ông Nguyễn Trung Trực, sau đó cho lệnh bắt giết tất cả. Cũng chính Lộc được Pháp nhờ tuyển mộ một ngàn lính mã tà, đem về thành Ô Ma tại Sàigòn huấn luyện rồi kéo ra miền Trung dẹp loạn Mai Xuân Thưởng. Không khuất phục được Mai Xuân Thưởng, Lộc lại dở độc kế cố hữu là cho bắt giam mẹ ông và các hương lý, dân làng. Lâm vào tình thế bắt buộc, Mai Xuân Thưởng phải ra gặp Trần Bá Lộc tại một ngôi đình. Lộc dụ ông quy thuận Pháp, những ông khẳng khái bảo: “Chỉ có đoạn đầu tướng quân, chứ không có đầu hàng tướng quân!” Sau đó Pháp xử chém ông tại Bình Định. Lúc chết, ông chỉ mới có 27 tuổi.”[v]
IV. Ngô Đình Khả – Không có một lời nào đến vai trò của tên con chiên Ngô Đình Khả trong chiến dịch hành quân tấn công tiêu diệt căn cứ nghĩa quân kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng ở Vụ Quang. Ông này là thân sinh của Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa.
Các tài liệu cho thấy tội ác của tên con chiên Ngô Đình Khả như sau:
Gia đình Ngô Đình Khả
a.-/ “Năm 1885, Ngô Đình Khả giữ chức An phủ sứ Quảng Bình lo việc bình định nghĩa quân của phong trào Cần Vương. Tháng 6/1895 được Nguyễn Thân chọn làm phụ tá trong chiến dịch tiễu trừ phong trào Cần Vương và quan Ngự sử Phan Đình Phùng. Khả làm Phó tướng cho Nguyễn Thân đàn áp các sỹ phu văn thân yêu nước hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp của vua Hàm Nghi. Ngày 28/12/1895 quan Ngự sử Phan Đình Phùng từ trần, 12 ngày sau Khả cho đào mộ Phan Đình Phùng ở chân núi Quạt, đốt xác, trộn thuốc súng bắn xuống sông. Trước đó, 1894 họ đã khai quật mồ mả gia tộc họ Phùng ở làng Đông Thái và bắt giam hết thân quyến Phan Đình Phùng nhưng không khuất phục được ông. Không những vậy, Ngô Đình Khả còn chịu trách nhiệm chính trong việc biến khu vực Đài Trấn Bình của triều Nguyễn thành nhà thờ công giáo [việc này trong một chủ đề khác]. Với thành tích trên Nguyễn Thân được chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng ba, sau bị điên mà chết. Ngô Đình Khả được phong tước Thái thường Tự khanh (chính tam phẩm) và chức Thương biện thuộc Viện Cơ mật.”.) [vi]
b.-/ “Theo sử liệu, Ngô Đình Khả được Triều Nguyễn thời Pháp thuộc trọng dụng là nhờ công lao giúp Nguyễn Thân tiêu diệt lực lượng chống Pháp của nhà ái quốc Phan Đình Phùng và đặc biệt là đã đào mả cụ Phan (lấy xác cụ đốt thành tro, lấy tro) nhồi vào thuốc súng để bắn cho tiêu tan hài cốt cụ Phan: quả thật là một tên đại thần, đại gian đại ác.” [vii]
c.-/ Chuyện dã man này được Wikipedia ghi như sau:
“Di hài của cụ Phan cũng bị hủy diệt. Ngô Đình Khả, một vị quan lại theo đạo Ca-tô và là thân phụ của Ngô Đình Diệm – Tổng Thống đầu tiên của Miền Nam Việt Nam – cũng là một viên chức trong chính quyền thuộc địa Pháp. Khả cho người quật mồ cụ Phan rồi sử dụng di hài của cụ làm thuốc súng để hành hình các nhà cách mạng.” [viii]
d.-/ Sự kiện này được nhà viết sử Chính Đạo tức Vũ Ngự Chiêu ghi nhận một cách ngắn gọn trong cuốn Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí như sau:
“6/1/1895. (Ngô Đình Khả – NMQ) theo Nguyễn Thân đánh dẹp tổ chức Văn Thân của Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh/ Nghệ An. Tháng 12/1895: Ngự Sử Phan Đình Phùng chết bệnh, (Ngô Đình Khả – NMQ) đào mộ Phan Đình Phùng, đốt xác, trộn tro với thuốc súng mà bắn đi.”[ix]
V. Linh-mục Trần Lục – Không có một lời nào nói về việc tên Việt gian này gửi 5 ngàn giáo dân tiếp viện cho liên quân giặc Pháp – Vatican trong chiến dịch hành quân tấn công và tiêu diệt căn cứ của Nghĩa Quân Kháng Chiến ở Ba Đình dưới quyền lãnh đạo của cụ Đinh Công Tráng.
Linh mục Trần Lục
Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm nói rõ sự kiện này như sau:
“Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm “bình định” cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ.”[x]
VI. Ngô Đình Diệm – Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Không có một lời nói về những hành động cực kỳ dã man của Ngô Đình Diệm đối với các nhà cách mạng chống giặc, nếu chẳng may họ bị hắn bắt được. Ngô Đình Diệm bị tác giả Nilgel Cawthorne (người Anh) xem là một trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại. [Nilgel Cawthorne, History’ s 100 Most Evil Deposts & Dictators (London: Arcturus, 2004), 167-168.]
Hiệp Định Geneve 1954 tạm thời chia đôi Việt Nam làm 2 vùng đóng quân, và sẽ được thống nhất vào tháng 7, 1956. Sợ rằng Cộng Sản thắng, Diệm từ chối không chấp nhận Tổng Tuyển Cử. Trong khi đó Diệm đàn áp khốc liệt những đối thủ chính trị và các hệ phái tôn giáo khác. Trong khi đó, Diệm đặc biệt ưu đãi những người trong gia đình và đồng đạo.
Lịch sử cũng có ghi cách tra tấn của Ngô Đình Diệm rất dã man:
“Khi ông làm tri phủ Hòa Đa đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như bót Catinat, cũng chưa dám dùng.” [xi]
VII. Giám-mục Ngô Đình Thục – Không có một lời nào nói về sự kiện Giám-mục Ngô Đình Thục được lệnh dẫn em trai Ngô Đình Diệm đến giáo triều Vatican vào tháng 8 năm 1950 để trình diện Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958). Chắc chắn sự gặp gỡ này là để nhận lệnh của Giáo Hoàng, rồi hai anh em họ Ngô lại được lệnh đi Hoa Kỳ gặp gỡ Hồng Y Francis Spellman.
Giám-mục Ngô Đình Thục
Sau đó, Hồng y Spellman vận động với chính quyền Hoa Kỳ làm áp lực với Pháp và ông Bảo Đại bổ nhậm Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng, với toàn quyền dân sự và quân sự.
Trong khi đó thì các sách sử khác đã nói rõ từng chi tiết sự kỳ này, và đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 60 “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php)
KẾT LUẬN:
Phần trình bày trên đây cho thấy rằng, với vài trò Chủ Nhiệm và Tổng Chủ biên, GS PTS Trần Đức Cường và các tác giả biên soạn các Tập 6, Tập 8 và Tập 10 đã có chủ tâm giấu nhẹm các vai trò và những hành động cực kỳ dã man của những tên tội đồ đối với dân tộc Việt Nam là những chức sắc và con chiên của Giáo Hội La Mã.
Động lực nào đã khiến cho ông Trần Đức Cường và các tác giả của các Tập 6, Tập 8 và Tập 10 lại có hành động việt sử một cách khuất tất như vậy?
Tôi không biết giáo triều Vatican hay Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tác động đến các tác giả biên soạn bộ sách Lịch Sử kể trên bằng cách nào. Riêng về trường hợp của cá nhân tôi, vào tháng 11 năm 2001, giáo sư Nguyễn Văn Trung, đạo Ca-tô Rô-ma giáo, xin được đến nhà tôi. Trong cuộc nói chuyện này, ông ta đã cố gắng thuyết phục tôi phải viết sử theo quan niệm của ông ta (không được nói đến tội của các nhân vật trong Giáo Hội La Mã) Thấy rằng, không thể thuyết phục được tôi, ngày hôm sau, ông ta gọi điện thoại nói chuyện với người bạn đời của tôi, với dã tâm xúi giục nàng phải “làm nhiệm vụ tông đồ”, có nghĩa là xúi giục vợ tôi “dùng mọi cách” để ép tôi “vâng lời” như vợ con ông cựu Thẩm phán VNCH Charlie Nguyễn đối với ông vậy. May cho tôi là vợ tôi không hề như thế, trái lại còn làm cho nàng khinh bỉ các ông ấy. Vấn đề này đã được tôi trình vày đầy đủ trong bài viết ”Giáo Sư Nguyễn Văn Trung Tiết Lộ Điều Gì Trong Chuyến Viếng Thăm Năm 2001” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ113.php). Xin quý vị nghe kể lại trong video: https://www.youtube.com/watch?v=2wgrWoXC87E.
Từ đó suy ra những hành động của giáo triều Vatican hay Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thuyết phục hay lo lót những cá nhân hay tổ chức viết sử, biên soạn sách sử Việt Nam, là có truyền thống từ xưa đến nay.
Lịch sử như một câu chuyện, phải có đầu có cuối. Nếu cắt đi một đoạn, thì người đọc sẽ hiểu sai lệch ngay. Đánh giá về con người, gian hay ngay, cũng dễ bị thiên lệch nếu câu chuyện bị cắt bớt. Việc ông Ngô Đình Diệm được Giáo Hội La Mã giới thiệu với Hoa Kỳ để cho về làm Tổng Thống ở miền Nam, trong kế hoạch chia cách đất nước (có lợi cho Giáo Hội La Mã.) Nếu không nói rõ ra như thế, thì người đọc sử nghĩ rằng Việt Nam đã có “hai quốc gia,” như hiện nay đã có một dư luận xuyên tạc lịch sử như thế.
Mỗi người dân chúng ta phải biết trân trọng các bối cảnh, các tình tiết lịch sử để có những nhận xét khách quan. Vì thế, ta nhất định không thể để cho ai, vì lý do nào, bỏ bớt bất kỳ trang giấy nào trong các câu chuyện lịch sử.
Mong lắm thay.
Nguyễn Mạnh Quang
Ngày 06/05/2021
_________________
[i] Nguyễn Mạnh Quang, Chương 92 “Vấn Nạn Giáo Hội La Mã” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH92_2.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.
[ii] Độc giả có thể tìm đọc Kế Hoạch Puginier ở trong sách Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (TP Hồ Chí Minh:Công Ty TNHH Sách Phương Nam, 2014) nói giám mục này là tác giả của Kế Hoạch Puginier nơi các trang 301-317.
[iii] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.
[iv] Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoat Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nôi: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1965), tr. 17-18.
[v] Ly Châu Lý Minh Hào,Nguyễn Trung Trực Hào Khí Dân Tộc (San Jose, CA: TXB, 1995), tr. 36-375.
[vi] Hữu Nguyên, Chuyện Nhân Quả Liên Quan Đến Lịch Sử Họ Ngô Đình (Nguồn: Chuyện Nhân Quả Liên Quan Tới Lịch Sử Họ Ngô Đình.
[vii] Lê Hữu Dản,Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật – Tập Hai (Wesminster, CA: Văn Nghệ,1996), tr 18.
[viii] Theo Wikipedia, the free encyclopedia. “Phan Đình Phùng” Nguyên văn “Phan’s remains were disturbed after his death. Ngo Dinh Kha, a Catholic mandarin and father of Ngo Đinh Diem – the first President of South Vietnam – was a member of the French colonial administration. Kha had Phan’s tomb exhumed and used the remains in gunpowder used for executing revolutionaries.”
[ix] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa,1997), tr. 306.
[x] Trần Tam Tĩnh Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1988), tr 45-46.
[xi] Lê Hữu Dản,Sđd., tr 327.
***
Bài viết thể hiện quan điểm, văn phong của tác giả. Trelangblog.com chỉ đưa về đây để các anh chị có thêm tài liệu đọc tham khảo.
Nguồn: Tre làng
http://hoicodo.com/764702/tai-sao-bo-sach-lich-su-15-tap-giau-nhem-cac-nhan-vat-dao-cong-giao-gay-toi-ac/
PHẢN HỒI