$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Tiểu sử Phạm Đoan Trang

SHARE:

Tin Phạm Đoan Trang bị công an Hà Nội bắt giữ khi đang ẩn náu tại quận 3, TP.HCM vào đêm 6/10/2020 khiến giới “dân chủ” hoảng hốt tột độ. Tr...

Tin Phạm Đoan Trang bị công an Hà Nội bắt giữ khi đang ẩn náu tại quận 3, TP.HCM vào đêm 6/10/2020 khiến giới “dân chủ” hoảng hốt tột độ. Trang bị bắt để điều tra về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước”, được quy định tại Điều 117 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Phạm Đoan Trang là một trong những cái tên “sáng giá” nhất trong làng “dân chủ” ở Việt Nam và là một trong những đầu mối quan trọng vào bậc nhất bởi những gì Trang “cống hiến” cho

Sau khi giành Giải Tự do Báo chí của RSF vào tháng 09/2019, cựu phóng viên Phạm Đoan Trang đã vượt qua nhóm “trí thức phò chính thống” của ông Chu Hảo, để trở thành gương mặt sáng giá nhất của phong trào dân chủ Việt Nam. Vậy để chạm đến vinh quang này, cô đã phải đi qua những hành trình nào, và trả những cái giá gì?

Trước khi trở thành một nhà hoạt động nổi tiếng trong phong trào dân chủ, Phạm Đoan Trang đã có hơn 10 năm làm việc trong các tờ báo chính thống ở Việt Nam.

Khi chuyển từ một phóng viên thành một nhà hoạt động, Đoan Trang cũng đánh mất dần thái độ ôn hòa, khách quan, và các tiêu chuẩn đạo đức mà cô từng có.

1. Tóm tắt sự nghiệp phóng viên của Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang sinh năm 1978 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Cô học trường trung học Hà Nội – Amsterdam, và tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng trung bình khá.

Sau khi ra trường, khoảng năm 2001, cô làm phóng viên báo điện tử VnExpress trong 2 năm. Tiếp đó, cô chuyển sang làm cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (khi đó mới thành lập), và một số công ty truyền thông khác. Năm 2004 và 2005, cô tham gia làm báo hình ở Vietnamnet và VTV. Sau khi rời VTC vào năm 2007 vì không chịu nổi mức thu nhập thấp, cô chuyển sang làm phóng viên báo điện tử Vietnamnet, rồi được giao phụ trách chuyên mục “Phát ngôn & Hành động Ấn tượng” trên chuyên trang Tuanvietnam của Vietnamnet.

Cuối tháng 08/2009, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Đoan Trang bị bắt tạm giữ 9 ngày, do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó đảng Việt Tân là nhà tài trợ. Dù Trang nói cô không biết kế hoạch, chỉ cho Hiếu mượn tài khoản để nhận tiền, vụ việc này cũng khiến cô chịu nhiều sức ép, và buộc phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010.

Ngay sau khi rời Vietnamnet, Trang được Mai Phan Lợi, Trưởng Đại diện văn phòng Hà Nội của báo Pháp luật TP.HCM vào thời điểm đó, nhận vào làm tại báo này. Năm 2012, Lợi tiếp tục tuyển Trịnh Hữu Long – người vừa gặp và kết bạn với Đoan Trang trong đợt biểu tình “chống Trung Quốc” hồi mùa hè năm 2011. Cuối tháng 08/2012, Lợi thành lập “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC), và đưa Trang vào Hội đồng Khoa học của tổ chức đó. Ngoài ra, trong giai đoạn 2008-2012, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long còn viết bài cho Nhịp Cầu Thế Giới (trang tin do một nhóm cựu học sinh Việt Nam tại Hungary sáng lập vào năm 2001), Chúng Ta (trang thông tin chịu ảnh hưởng của Nguyễn Trần Bạt), và báo điện tử Tia Sáng (chịu ảnh hưởng của ông Chu Hảo).

Khi Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn xuất ngoại để gia nhập tổ chức VOICE vào tháng 01/2013, Trang và Long cũng chấm dứt sự nghiệp phóng viên, để trở thành người làm chính trị chuyên nghiệp.

2. Vì sao Đoan Trang thành công trong sự nghiệp phóng viên?

Trong giai đoạn 2008-2012, Phạm Đoan Trang đã trở thành một phóng viên có ảnh hưởng. Cô phụ trách một chuyên mục có nhiều độc giả trên Tuanvietnam, có quan hệ thân hữu với một số gương mặt nổi tiếng khi đó như Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Trần Bạt, tham gia những tổ chức của giới trí thức cấp tiến như Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, và là một blogger được giới đối lập theo dõi. Nói cách khác, vào thời điểm đó, Trang có ảnh hưởng nhất định đến cả báo chí chính thống lẫn báo chí đối lập, dư luận của cả giới trí thức lẫn bình dân.

Cả Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long lẫn Mai Phan Lợi đều ý thức rõ quyền lực của báo chí, và tìm cách gia tăng, nắm giữ quyền lực này. Điều này thể hiện rõ qua việc Trang tập hợp các bài báo của mình thành cuốn sách “Và Quyền lực Thứ Tư” (ám chỉ quyền lực của báo chí); việc Trang và Long mở 2 tạp chí điện tử, cùng nhiều chương trình đào tạo báo chí có tham vọng trong giai đoạn sau 2012; và việc Mai Phan Lợi thành lập tổ chức MEC, kênh truyền hình online GTV, nhóm Diễn đàn Nhà báo & Chính sách…

Đoan Trang thành công trong nghề báo vì 4 lý do.

Lý do thứ nhất là trình độ tiếng Anh. Để có thể hát các ca khúc tiếng Anh của ban nhạc The Beatles, mà cô nghe lần đầu vào năm học lớp 2, Trang đã xin gia đình cho học ở trường THCS Hà Nội – Amsterdam, một trường hiếm hoi dạy tiếng Anh ở Hà Nội vào thời điểm đó. Sau khi Internet vào Việt Nam năm 1997; Trang nhanh chóng hấp thụ góc nhìn của phương Tây về kinh tế, chính trị, báo chí, lịch sử thông qua các tài liệu tiếng Anh; từ đó dần hình thành quan điểm chính trị của bản thân mình. Vào năm 2006, Trang thuộc số ít các phóng viên Việt Nam viết blog hoàn toàn bằng tiếng Anh, và dễ dàng phỏng vấn các khách mời ngoại quốc thuộc nhiều lĩnh vực. Sau năm 2012, Đoan Trang tiếp tục tận dụng triệt để ưu thế này: mạng lưới VOICE của cô là một trong những NGO hiếm hoi có đủ trình độ ngoại ngữ, pháp luật và mối quan hệ để giúp giới đối lập Việt Nam kết nối với chính giới phương Tây và các định chế quốc tế.

Lý do thứ hai là sức mạnh cộng đồng. Trong phần blog viết trước năm 2011, Trang thường kể rằng mình tham gia một nhóm “nhà báo không thẻ” có khoảng 131 người, sống ở cả hai miền Nam – Bắc. Sau giờ làm việc, nhóm này thường tụ tập tại các quán bia hoặc café để trao đổi chuyện nghề, chuyện đời. Qua các bài viết và comment cũ, có thể thấy nhóm này là cộng đồng độc giả thường xuyên đầu tiên của blog Đoan Trang, nhiều người chia sẻ quan điểm chính trị cấp tiến với Trang, và một số người từng giúp đỡ Trang trong cuộc sống.

Lý do thứ ba là sự hưng thịnh của khuynh hướng báo chí, trí thức công kích Chính phủ, đòi cải cách chính trị, đòi “thân Mỹ – thoát Trung”. Khuynh hướng này đã mạnh lên từ năm 2008, khi dư luận bắt đầu bức xúc về dự án khai thác quặng bauxite trên Tây Nguyên bằng công nghệ Trung Quốc.

Trong thực tế, sự nghiệp báo chí của Đoan Trang vừa phất lên từ năm 2008, vừa gắn chặt với những tập thể và cá nhân thuộc khuynh hướng này. Cụ thể: Vietnamnet được Đoan Trang xem là tờ báo thuộc khuynh hướng giám sát chính phủ; “Phát ngôn & Hành động Ấn tượng” là một chuyên mục giám sát quan chức; Nguyễn Minh Thuyết là Đại biểu Quốc hội lên tiếng mạnh mẽ về dự án khai thác bauxite trên Tây Nguyên; Nguyễn Trần Bạt là cây bút kêu gọi cải cách chính trị, và chủ một công ty tư vấn chuyên kết nối Việt Nam với môi trường kinh tế Âu – Mỹ. Trong khi Bùi Thanh Hiếu và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thuộc khuynh hướng chống chế độ ngay từ đầu; Trịnh Hữu Long, Mai Phan Lợi và Chu Hảo đều dần chuyển từ ủng hộ cải cách sang chống chế độ.

Như vậy, thăng trầm của Phạm Đoan Trang gắn chặt với thăng trầm của khuynh hướng chính trị mà cô lựa chọn. Nếu Trang không tham gia khuynh hướng báo chí phản biện, và không được báo giới nước ngoài biết đến nhờ bị bắt trong vụ in áo phản đối dự án khai thác bauxite, rất có thể cô vẫn là một phóng viên vô danh.

Thứ tư, cần thừa nhận rằng trước năm 2011, Đoan Trang là một phóng viên tương đối ôn hòa, có văn hóa, và có trách nhiệm so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Trên blog cá nhân, cô thường xuyên thể hiện rằng mình là người có đời sống thưởng thức và thích nghệ thuật (bao gồm nhạc The Beatles, nhạc miền Nam trước 1975, và mỹ thuật hiện đại). Trong những bài khác, cô thể hiện mối quan tâm của mình với các nguyên tắc nghiệp vụ và đạo đức báo chí; khi chê trách những biểu hiện thiếu kiến thức, thiếu đạo đức, tham nhũng trong báo giới; và những biểu hiện cực đoan, thiếu khách quan, thiếu khoa học của người dùng Internet ở Việt Nam. Có thể tìm thấy những thông điệp này trong Chương 1 và Chương 3 của cuốn “Và Quyền lực Thứ Tư”, cũng như trong các bài đăng blog mang tên “No Idea”, “Thư ký của thời đại”, “Lề phải, lề trái”.

3. Từ phóng viên ôn hòa đến nhà hoạt động cực đoan

Đầu cuốn “Và Quyền lực Thứ Tư”, Phạm Đoan Trang liệt kê 5 nguyên tắc căn bản của nghề báo, bao gồm:

“(1) chính xác; (2) công bằng; (3) giám sát chính phủ; (4) phân biệt rạch ròi giữa đưa tin và bình luận, đưa tin và quảng cáo; (5) không đặt tối đa hóa lợi nhuận làm mục đích cao nhất”.

Từ khi bỏ nghề báo, để chuyển sang hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Đoan Trang đã dần phản bội cả 5 nguyên tắc đó.

Cụ thể, về nguyên tắc số (1), là “chính xác”, Đoan Trang từng kêu gọi các cộng sự trong nhóm Nhật ký Yêu nước tẩy chay trang tin Dân Làm Báo vào năm 2012, do trang này thường xuyên đưa tin sai sự thật, cổ vũ thái độ cực đoan và hận thù. Dù vậy, khi soạn giáo trình “Căn bản về Truyền thông & Báo chí” cho các khóa học của VOICE sau này, cô lại ca ngợi Dân Làm Báo như một tờ báo mẫu mực về tính “khách quan” và “độc lập”. Năm 2016 và 2017, Trang mô tả các cuộc biểu tình phản đối tập đoàn Formosa như một phong trào bảo vệ môi trường thuần túy; trong khi cô phối hợp với đảng Việt Tân phát ô xanh cho người biểu tình, để biến phong trào thành một cuộc “Cách mạng Cá”, mô phỏng “Cách mạng Dù Vàng” ở Hong Kong. Năm 2019, Trang òn quảng bá cho một fanpage giả mạo Ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản.

Nguyên tắc số (2), tức “công bằng”, đã bị Đoan Trang thường xuyên vi phạm từ năm 2017, khi cô tuyên bố mình là một người “chống Cộng”. Một mặt, cô coi các hoạt động truyền thông như một “cuộc chiến”, trong đó cô về phe những người “chống Cộng” để “chửi sấp mặt lợn” phe chính quyền, nhằm phân thắng thua thay vì phân đúng sai:

Mặt khác, cô lờ đi mọi sai phạm của những người cộng tác với mình – như vụ Nguyễn Hồ Nhật Thành biển thủ tiền thuê địa điểm cho khóa học “Hạt giống Thay đổi”; hay vụ linh mục Nguyễn Công Bình bắt giáo dân nộp 16 tỷ VNĐ, tức quá nửa số tiền đền bù ô nhiễm mà họ nhận được trong vụ Formosa, để ông xây nhà thờ mới.

Tháng 11/2017, khi phóng viên An Xinh Trương phản ánh rằng Đoan Trang đã đưa bài viết của cô vào sách “Chính trị Bình dân” mà không hỏi ý tác giả, cũng không trả tiền bản quyền; Trang huy động nhiều nhà hoạt động khác công kích, xúc phạm An Xinh Trương. Việc này khiến tác giả, vốn là đồng nghiệp cũ của Đoan Trang tại Vietnamnet, phản hồi như sau:

Nguyên tắc số (4), là “phân biệt rạch ròi giữa đưa tin và bình luận, đưa tin và quảng cáo”, không còn được tuân thủ trong hầu hết các bài viết của Đoan Trang. Chẳng hạn, khi viết cuốn “Chính trị Bình dân” (ra mắt năm 2017) – một tài liệu được coi là “sách giáo khoa” của phong trào dân chủ – cô đã trộn lẫn kiến thức, tin tức và các thông điệp tuyên truyền chính trị, thay vì phân định chúng một cách rạch ròi.

Nguyên tắc số (5), là “không đặt tối đa hóa lợi nhuận làm mục đích cao nhất”, bị Đoan Trang vi phạm khi phát động phong trào tẩy chay tập đoàn Tân Hiệp Phát vào năm 2015. Trang và các thành viên khác của phong trào này bị cáo buộc nhận tiền tài trợ của tập đoàn URC, trong khi URC là đối thủ cạnh tranh đang muốn mua lại Tân Hiệp Phát:

Những vụ việc vừa nêu sẽ được kể chi tiết hơn trong các kỳ sau của loạt bài viết.

Như vậy, trong 5 nguyên tắc căn bản của nghề báo, Phạm Đoan Trang chỉ còn giữ được nguyên tắc số (3), là “giám sát chính phủ”. Thay vì đưa tin như một phóng viên, Trang chỉ còn công kích chính quyền một cách đơn điệu, dựa vào thông tin từ các cộng sự hoặc báo chí chính thống. Đây là một bước lùi lớn, bởi trong Chương 3 của cuốn “Và Quyền lực Thứ Tư”, Trang cho rằng người làm báo phải thâm nhập vào cuộc sống để tìm kiếm sự thật, thay vì chỉ ngồi bình luận về sự thật. Ngày 03/03/2010, Trang cũng viết rằng chính vì muốn làm công việc đưa tin của một phóng viên, thay vì chỉ ngồi bình luận về các phát biểu của lãnh đạo, cô mới bỏ chuyên mục “Phát ngôn & Hành động Ấn tượng” của Tuanvietnam để chuyển sang làm cho báo Pháp luật TP.HCM.

Như vậy, dù nhận Giải Tự do Báo chí của RSF vào năm 2019, thực ra Đoan Trang đã bỏ nghề báo để chuyển sang làm chính trị. Tiếc thay, Trang là một nhà hoạt động chính trị cực đoan và thù hằn, khác hẳn với hình tượng ôn hòa, có học mà cô dày công thể hiện khi làm báo. Thật đáng ngạc nhiên, khi những dòng mà Trang từng viết trong bài “Thư ký của thời đại”, nhằm công kích báo chí thời bao cấp, lại ứng nghiệm lên cô lúc này:

“Bây giờ, đọc lại những bài báo ấy, tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta sẽ bật cười, hoặc sẽ điên tiết, hoặc kinh sợ trước cái ấu trĩ của một thời. Nhưng, tôi không dám chắc số đông trong chúng ta sẽ có mảy may cảm thông với tác giả. Những gì họ đã viết ra đó, tiếc thay, sẽ chỉ được lưu lại, được nhớ đến (nếu có) như những ví dụ về cái sai, cái xấu, thậm chí cái ác của báo chí. Và đó là những “tấm gương” để chúng tôi nhìn vào mà tự nghĩ đến mình: Mai sau này nhìn lại, liệu có bài báo nào trong đời sẽ được độc giả nhớ đến? Được nhớ đến như những ví dụ tốt, hay sẽ bị đem ra làm “case study” cho sự dốt nát về nghiệp vụ, tồi tệ về đạo đức? Liệu có bài báo nào sẽ khiến chúng tôi không thể tha thứ cho chính mình không?”

Vì sao Đoan Trang đánh mất sự tỉnh táo và các nguyên tắc đạo đức của mình? Một phần lý do sẽ được hé lộ trong kỳ tới.

Một số bài viết liên quan (xếp theo trình tự thời gian):

* Về đời phóng viên của Phạm Đoan Trang:

_ “Let’s Go Corrupt” – Phạm Đoan Trang, 28/02/2007

http://www.phamdoantrang.com/2007/02/let-go-corrupt.html

_ “It’s Not Goodbye” – Phạm Đoan Trang, 03/03/2007

Trích: “…Tôi không chờ được nữa. Chờ gì ư? Chờ đến khi VTC phát triển. VTC chắc sẽ lớn thôi, nhưng giá bây giờ tôi còn là Trang của những năm 1999-2000 nhỉ? Tôi sẽ chẳng biết tiếc đời. Tôi đã giống như nhiều người trong số chúng ta: say mê làm truyền hình đến điên cả người. Tôi đã mang (một phần thôi) ngọn lửa của tuổi 12-13 và 19-20 vào những ngày tháng làm báo hình ở VNN. Cũng vẫn còn may là tôi đã không dốc tất cả lửa vào đó, nếu không tôi sẽ còn mất nhiều hơn những gì tôi đánh mất trong suốt 10 năm qua. Cho đến một ngày phần thực dụng trong con người tôi gào lên: “Trang, is it worth?”…”.

http://www.phamdoantrang.com/2007/03/it-not-goodbye.html

_ “Memories of Saigon” – Phạm Đoan Trang, 26/05/2007

Trích: “…Tôi cũng sẽ rất nhớ những lúc “sinh hoạt hội nhà báo” với mấy đồng chí trong chi bộ của bác Saigon Minsk. Bọn nhà báo chết tiệt có cái cố tật cứ ngồi cùng nhau là nói về công việc – tội nghiệp chúng!…”.

http://www.phamdoantrang.com/2007/05/memories-of-saigon.html

_ “Những chàng Z” – Phạm Đoan Trang, 20/07/2007

Trích: “…Hội nhà báo không thẻ, hay là nhà báo tự phong (self-proclaimed journalists) chúng tôi cũng hứng chí lập một nhóm, gọi là Chi Bộ. Các thành viên của Chi Bộ có thói quen gọi nhau bằng các loại mã số, kéo dài suốt từ Z1 cho đến Z131…”; “…Chú thuộc loại nhà báo thứ tư mà anh vừa nhận ra. Loại này mới hình thành từ khi báo chí Tây mon men vào thị trường truyền thông Việt Nam, tức là vào khoảng năm 2000. Loại này dính tí hơi Tây, có tố chất để trở thành nhân tài, nhưng cũng có máu làm loạn. Nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống, loại này chỉ thành giặc, còn tố chất của chúng thì cứ mãi là tố chất, cũng như Việt Nam ta mãi chỉ có nội lực. Đó là LOẠI NHÀ BÁO ĐÉO AI BIẾT ĐẾN!…”.

http://www.phamdoantrang.com/2007/07/nhung-chang-z.html

_ “The Trọngs” – Phạm Đoan Trang, 09/09/2007

The Trọngs

_ “Họ nhà Trọng” – Phạm Đoan Trang, 13/09/2007

Họ nhà Trọng

_ “No Idea” – Phạm Đoan Trang, 16/05/2008

http://www.phamdoantrang.com/2008/05/no-idea.html

_ “To Leave” – Phạm Đoan Trang, 04/02/2010

Trích: “…Đau lắm vì cái nhận định: “Xét về lĩnh vực thông tin, nguồn tin tốt nhất ở Việt Nam là từ giới lãnh đạo chính trị, tốt thứ nhì là từ giới quản lý, tốt thứ ba là từ những người làm nghề, tốt thứ tư mới là bọn nhà báo bẩn thỉu”. Đau lắm vì một số nhà báo cứ hăng hái lao lên phía trước với tinh thần nghĩa hiệp cao cả: Độc giả có quyền được biết sự thật, xã hội có quyền được biết công lý. Trong khi chính các nhà báo luôn luôn là nạn nhân, nhiều khi là nạn nhân đầu tiên, của sự bưng bít. Cứ mê mải kiếm tìm sự thật, rồi đến lúc chính mình trở thành nạn nhân của lừa đảo và dối trá, thì vẫn ngơ ngác không hiểu điều gì xảy ra…”.

http://www.phamdoantrang.com/2010/02/to-leave.html

_ “Right Side, Left Side” – Phạm Đoan Trang, 03/03/2010

Trích: “…Tôi nghĩ rằng, một nhà báo, một phóng viên thì nên đi viết hơn là chỉ ngồi tổng hợp các ý kiến rồi bình luận – việc đó không quá khó khăn. Bất cứ ai chịu khó theo dõi thông tin trên báo chí (đúng nghĩa là “chịu khó”, vì đọc báo nhiều khi cũng mệt mỏi lắm!) và thử phản biện, đều có thể chỉ ra những điều thú vị hơn những gì tôi viết nhiều. Với cá nhân tôi, lựa chọn, bình luận, nhận xét những phát ngôn (chủ yếu của quan chức) trên báo chí hàng tuần chỉ là một hệ quả nhỏ của việc đọc báo. Nói cách khác, nó giống một kiểu bàn luận lúc “trà dư tửu hậu”, mà không còn giống nghiệp vụ làm báo. Vì lẽ đó, tôi muốn ngừng làm các bài Phát ngôn & Hành động để tập trung vào những chủ đề khác, những công việc khác có tính báo chí hơn, cụ thể là cho công việc của một phóng viên ở tờ báo vừa nhận tôi – tờ Pháp luật TP HCM…”.

http://www.phamdoantrang.com/2010/03/right-side-left-side.html

_ “IMAGINE” – Phạm Đoan Trang, 18/06/2010

http://www.phamdoantrang.com/2010/06/imgagine.html

_ “Lời than vãn của một phóng viên” – Phạm Đoan Trang, 11/08/2010

http://www.phamdoantrang.com/2010/11/loi-than-van-cua-mot-phong-vien.html

_ “Thư ký của thời đại” – Phạm Đoan Trang, 28/01/2011

Trích: “…Bây giờ, đọc lại những bài báo ấy, tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta sẽ bật cười, hoặc sẽ điên tiết, hoặc kinh sợ trước cái ấu trĩ của một thời. Nhưng, tôi không dám chắc số đông trong chúng ta sẽ có mảy may cảm thông với tác giả. Những gì họ đã viết ra đó, tiếc thay, sẽ chỉ được lưu lại, được nhớ đến (nếu có) như những ví dụ về cái sai, cái xấu, thậm chí cái ác của báo chí. Và đó là những “tấm gương” để chúng tôi nhìn vào mà tự nghĩ đến mình: Mai sau này nhìn lại, liệu có bài báo nào trong đời sẽ được độc giả nhớ đến? (Khả năng là ít lắm, độc giả vốn dễ quên mà). Được nhớ đến như những ví dụ tốt, hay sẽ bị đem ra làm “case study” cho sự dốt nát về nghiệp vụ, tồi tệ về đạo đức? Liệu có bài báo nào sẽ khiến chúng tôi không thể tha thứ cho chính mình không?…”.

http://www.phamdoantrang.com/2011/01/thu-ky-cua-thoi-ai.html

_ “Lề phải, lề trái” – Phạm Đoan Trang, 28/03/2011

Trích: “…Gọi là “trận chiến” không biết có quá không, vì không có xô xát, xung đột, đổ máu gì, mà nhiều khi chứng kiến những diễn biến chiến sự giữa hai Lề thì đến Thượng đế cũng phải cười. (…) Suy cho cùng, đó là một cuộc nội chiến, mà phàm là nội chiến thì dễ vô nghĩa: Tại sao lại tồn tại khái niệm “Lề Phải, Lề Trái” trong báo chí? Báo chí đúng nghĩa chỉ có một Lề thôi, đó là sự thật. Sao tự nhiên lại nảy nòi ra hai cái Lề này trong làng truyền thông Việt Nam?…”.

http://www.phamdoantrang.com/2011/03/le-phai-le-trai.html

* Về các nguyên tắc căn bản của nghề báo:

_ “VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ” – Phạm Đoan Trang (NXB Giấy Vụn), 2010

VÀ QUYỀN LỰC THỨ TƯ

_ “Phần 1: QUYỀN LỰC THỨ TƯ”

Trích: “…Ở Việt Nam cũng có nhiều bằng chứng cho thấy Internet là môi trường nuôi dưỡng sự cực đoan: Thường xuyên dấy lên những cuộc tranh cãi (ngôn ngữ forum gọi là “ném đá”) khốc liệt trên không gian mạng, với vô số nhận xét chủ quan, gay gắt, quy chụp, những lời thóa mạ, mạt sát nhau tàn tệ…”; “…Internet cũng chưa bao giờ làm nên những cuộc cách mạng hay những vụ bạo động, lật đổ ở các nước trên thế giới. Chưa một chính thể nào bị sụp đổ vì thế giới ảo cả. (…) Tuy vậy, vẫn phổ biến quan điểm cho rằng Internet có sức mạnh tập hợp, lôi kéo người dùng vào những hoạt động chính trị có tổ chức, gây biến động xã hội. Quan điểm này đặc biệt phổ biến ở chính những “con nghiện Internet” Việt Nam. Mất quá nhiều thời gian trong một thế giới ảo, tiếp xúc với quá nhiều quan hệ ảo, làm nảy sinh vô số ảo tưởng. Có thể nói “các nhà cách mạng” trên mạng là những người mắc chứng không tưởng nặng nhất. Một biểu hiện của chứng “bệnh” này là “bệnh nhân” tưởng những người xung quanh mình trong cuộc sống thực, ai cũng như mình: ai cũng có cùng những mối quan tâm, hiểu biết, suy nghĩ như mình; dân trí đã cao hơn; xã hội Việt Nam đã “Tây hóa” hơn; thế giới đã “phẳng” hơn v.v…(…) Do hành động dựa trên những ý nghĩ “không tưởng” như thế, nên nhìn chung các blogger từ trước đến nay không làm điều gì ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới xã hội. Đó là một thực tế…”.

Phần 1: QUYỀN LỰC THỨ TƯ

_ “Phần 3: HAI NHÁNH QUYỀN LỰC”

Trích: “…Tôi cũng chú ý tới điều mà Stetson Kennedy kể lại về 3K thời kỳ trước khi họ bị ông “giải thiêng”. ông nói rằng: “Gần như tất cả những gì được viết về chủ đề này đều là những bài bình luận, xã luận (editorial), chứ không phải các bài viết có tính phát hiện, vạch trần (exposés). Các cây viết đều chống lại Klan, tốt thôi, nhưng họ có rất ít thông tin bên trong về nó”. Và đây cũng là cái mà bạn đọc chắc hẳn đã thấy ở các bài viết của nhiều phóng viên, trong đó có tôi: Hầu như đều là những bài bình luận, chứ không phải các bài có tính phát hiện hay thậm chí vạch trần…”.

Phần 3: HAI NHÁNH QUYỀN LỰC

* Một số bài viết của Đoan Trang về vấn đề quan hệ Việt – Trung:

_ “HỒ SƠ VỀ BÁ QUYỀN” – Nhịp cầu Thế giới, 16/05/2009

Trích: “…Nhân một số động thái đáng lo ngại diễn ra thời gian gần đây trong khu vực, NCTG xin trân trọng giới thiệu tới độc giả Hồ sơ về đề tài Bá quyền của tác giả Đoan Trang, mổ xẻ và phân tích nhiều khía cạnh của bá quyền, ngõ hầu đưa tới người đọc những thông tin xác tín và đáng suy ngẫm trong vấn đề này: (…) Bạn đọc cũng có thể tham khảo hai bài viết cùng đề tài của tác giả, tại chuyên trang “Tuần Việt Nam” của mạng tin “VietNamNet”:…”.

http://nhipcauthegioi.hu/print/Viet-Nam-The-gioi/HO-SO-VE-BA-QUYEN-1892.html

*Những mô tả về sự nghiệp phóng viên của Phạm Đoan Trang trên các blog ủng hộ Nhà nước:

_ “Con đường độc chiếm Diễn đàn Nhà báo trẻ của nhà báo Mai Phan Lợi” – Loa Phường, 10/06/2016

Con đường độc chiếm Diễn đàn Nhà báo trẻ của nhà báo Mai Phan Lợi

_ “Vì sao Đoan Trang và đám zân chủ cuội phải cố bao biện cho Mai Phan Lợi” – Loa Phường, 25/06/2016

https://www.loaphuong.org/2016/06/vi-sao-oan-trang-va-am-zan-chu-cuoi.html

_ “Thành tựu đấu tranh dân chủ của ký giả Đoan Trang (1): Làm báo” – Hoàng Thị Nhật Lệ, 27/03/2019

Trích: “…Một ngày ở VOICE, người ta thấy bà quảng bá cho cuốn sách cẩm nang làm truyền thông “ CĂN BẢN về TRUYỀN THÔNG & BÁO CHÍ”, được xem như “giáo trình” dạy về kỹ năng truyền thông mà bà Trang đang huấn luyện các nhà dân chủ trong nước khi muốn dấn thân vào sự nghiệp “nhà báo tự do” trên mạng xã hội. Trong cuốn sách này, điều lạ lùng là bà chê bôi hầu hết các tờ báo trong nước, cho nó là “quân xanh, quân đỏ” của Ban tuyên giáo, xong lại ngợi khen trang lá cải Dân Làm báo như là mẫu mực, điển hình của “báo chí tự do”, “không bị lệ thuộc”, “đưa tin khách quan”… Trong khi, chính trong nhóm kín admin của Nhật ký yêu nước, đám đệ tử thân cận của Đoan Trang lại tẩy chay tờ lá cải, xem Dân làm báo là loại trang tin không nên tin tưởng và việc đưa bài của trang này lên Nhật ký yêu nước làm mất uy tín của fanpage! Dễ hiểu, cuốn sách “cẩm nang truyền thông” của bà Trang viết theo đơn đặt hàng của Dân Làm báo, VOICE và một số tổ chức nước ngoài khác đã được đề cập ngay trên bìa sách, tuy nhiên, là người có chuyên môn làm báo, bà Trang có dám sử dụng giáo trình này khi huấn luyện cho các đàn em trong nước để bị họ đập thẳng vào mặt không hay chỉ viết ra nó cốt đẹp lòng nhà tài trợ? Có thể thấy qua ví dụ điển hình này, cựu ký giả Đoan Trang đã tự đánh mất sự độc lập, khách quan trong cây bút và các đứa con tinh thần của mình…”.

Thành tựu đấu tranh dân chủ của ký giả Đoan Trang (1): Làm báo

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 2: Vì sao Đoan Trang gia nhập phong trào dân chủ?

Theo Arixtốt, thì động lực của mọi cuộc lật đổ là cảm giác bất công. Mọi kẻ lật đổ đều cho rằng mình xứng đáng hưởng nhiều quyền lợi vật chất và danh vọng hơn mức mà mình đang nhận. Như vậy, để biết lý do Đoan Trang gia nhập phong trào dân chủ, chúng ta cần điểm lại những cảm giác bất công mà cô từng có trong giai đoạn đầu đời. Những lý thuyết về dân chủ và thực trạng của dân tộc mà cô tiếp nhận sau này chỉ có tác dụng giải thích, hướng dẫn, và sau đó là biện minh, cho động lực ban đầu đó.

Trong các bài blog mà Đoan Trang viết hồi năm 2006 và 2007, cô không che giấu suy nghĩ rằng mình đang chịu thiệt thòi về mặt danh phận và quyền lợi. Có ít nhất 3 sự bất công được cô nhắc lặp đi lặp lại trong nhiều bài viết.

Thứ nhất, là sự bất công mà phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng – khi không được tự làm chủ số phận, không được tìm niềm vui ở nơi nào khác ngoài gia đình, và bị hạn chế cơ hội phát triển so với đàn ông.

Thứ hai, là sự thiệt thòi về mặt danh tiếng và tiền bạc, mà cô phải chịu đựng trong sự nghiệp phóng viên của mình. Chẳng hạn, trong truyện ngắn “Những chàng Z” (2007), cô than vãn về việc các phóng viên trẻ, nhiệt huyết, liêm chính và có chút Tây học thường bị hệ thống đẩy đến chỗ nghèo hèn, không được độc giả biết đến. Trong truyện, nhân vật chính, là phóng viên trẻ tên Z, được một đại gia mô tả như sau:

“Chú thuộc loại nhà báo thứ tư mà anh vừa nhận ra. Loại này mới hình thành từ khi báo chí Tây mon men vào thị trường truyền thông Việt Nam, tức là vào khoảng năm 2000. Loại này dính tí hơi Tây, có tố chất để trở thành nhân tài, nhưng cũng có máu làm loạn. Nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống, loại này chỉ thành giặc, còn tố chất của chúng thì cứ mãi là tố chất, cũng như Việt Nam ta mãi chỉ có nội lực. Đó là loại nhà báo đéo ai biết đến”.

“Những chàng Z” thể hiện rõ hai nỗi ám ảnh thường trực của Đoan Trang, là lượng độc giả và vấn đề kinh tài. Chính Trang cũng từng bỏ việc ở VTC vì không chịu nổi mức thu nhập thấp. Vào ngày chia tay VTC (03/03/2007), cô viết:

“Tôi không chờ được nữa. Chờ gì ư? Chờ đến khi VTC phát triển. VTC chắc sẽ lớn thôi, nhưng giá bây giờ tôi còn là Trang của những năm 1999-2000 nhỉ? Tôi sẽ chẳng biết tiếc đời. Tôi đã giống như nhiều người trong số chúng ta: say mê làm truyền hình đến điên cả người. Tôi đã mang (một phần thôi) ngọn lửa của tuổi 12-13 và 19-20 vào những ngày tháng làm báo hình ở VNN. Cũng vẫn còn may là tôi đã không dốc tất cả lửa vào đó, nếu không tôi sẽ còn mất nhiều hơn những gì tôi đánh mất trong suốt 10 năm qua. Cho đến một ngày phần thực dụng trong con người tôi gào lên: ‘Trang, is it worth?’”.

Bất công thứ ba, là sự chênh lệch về quyền lực thông tin giữa cô và chính quyền. Trong hầu hết cuộc đời của mình, Đoan Trang đã bức xúc, thậm chí thể hiện sự thù hận, với mọi thứ liên quan đến hệ thống tuyên truyền và giáo dục ở nước Việt Nam độc đảng. Ban đầu, đó là sự bức xúc trước hệ thống giáo dục, hệ thống chép sử mà cô cho là “nhồi sọ”, “ngu dân”. Sau đó, là sự bức xúc trước hệ thống kiểm duyệt báo chí và kiểm soát nhà báo. Chẳng hạn, khi hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị khởi tố do vô tình đưa tin sai trong vụ PMU18, Đoan Trang viết trên blog như sau:

“Đau vì chúng ta chỉ là con sâu cái kiến, chúng ta không bao giờ có đủ thông tin để hiểu hết bản chất của những gì đang diễn ra. Đau lắm vì cái nhận định: ‘Xét về lĩnh vực thông tin, nguồn tin tốt nhất ở Việt Nam là từ giới lãnh đạo chính trị, tốt thứ nhì là từ giới quản lý, tốt thứ ba là từ những người làm nghề, tốt thứ tư mới là bọn nhà báo bẩn thỉu’.

Đau lắm vì một số nhà báo cứ hăng hái lao lên phía trước với tinh thần nghĩa hiệp cao cả: Độc giả có quyền được biết sự thật, xã hội có quyền được biết công lý. Trong khi chính các nhà báo luôn luôn là nạn nhân, nhiều khi là nạn nhân đầu tiên, của sự bưng bít. Cứ mê mải kiếm tìm sự thật, rồi đến lúc chính mình trở thành nạn nhân của lừa đảo và dối trá, thì vẫn ngơ ngác không hiểu điều gì xảy ra”.

Từ năm 2017, khi Đoan Trang đã chuyển từ một nhà báo ôn hòa thành một kẻ chống Cộng cực đoan, bức xúc cũ của cô được chuyển thành mối thù với báo chí chính thống và lực lượng “dư luận viên” trên Internet.

Như vậy, những hạn chế của guồng máy xã hội đã in dấu rõ nét lên cuộc đời Đoan Trang, và góp phần thúc đẩy cô tham gia phong trào dân chủ. Trang đã đi vào vết xe đổ của nhân vật Z trong truyện ngắn của cô: “làm giặc” để trả thù một hệ thống từng từ chối hỗ trợ mình, để rồi dần đánh mất những tiềm năng vốn có. Tuy nhiên, sự cực đoan sau này của Đoan Trang không chỉ xuất phát từ “lỗi hệ thống”: nó còn xuất phát từ trách nhiệm của chính Trang. Như Trang đã nhiều lần tâm sự trên blog, từ trước khi cô trở thành phóng viên, cô đã có khuynh hướng hận đời mỗi khi bị dồn vào đường cùng.

Trong bài “A Place Called Freedom” (2006), Trang viết:

“Bạn biết không, tôi đã trải qua những ngày ảm đạm giống như bạn. Nhưng không giống như bạn, trái tim tôi không trống rỗng, thay vào đó, nó được lấp đầy bởi thù hận. Trong những năm hai mươi tuổi, tôi thấy cuộc sống phía trước như một đêm đen. 22 tuổi, tôi đã viết cho chính mình: ‘Đời đối xử với tôi như thể tôi là một con chó. Ừ, tôi là vậy. Nhưng con chó này sẽ sống sót’. Ở tuổi 24, một mình tôi lang thang trên đường phố, thì thầm với chính mình: ‘Angie, Angie, khi nào những đám mây đen sẽ tan? Chúng ta không có tình yêu trong tâm hồn, và không có tiền trong túi…’ (trích ‘Angie’ – Rolling Stones). Tôi đã sống những ngày như vậy. Hãy tin tôi, tôi đã cảm nhận những gì bạn đang cảm nhận lúc này, khi bạn trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần (hoặc thể chất) nghiêm trọng. Trong thời niên thiếu, tôi lớn lên rất nhiều từ hận thù, nhưng hận thù cũng để lại những vết sẹo trên tâm hồn tôi, như những vết sẹo tôi có trên mặt. Tôi trở thành một kẻ hoài nghi và hay chỉ trích, và tôi mất hết niềm tin mà tôi từng có. Tôi không tin Chúa, không tin Phật, không tin ai, kể cả tôi…”.

Trong bài “If Life Is So Hard” (2007), Trang ý thức rằng cô có khuynh hướng “luôn hoài nghi, luôn đấu đá, săm soi cuộc sống bằng cái nhìn ngờ vực”, “không thể ngậm mồm”, và vì vậy đã làm tổn thương nhiều người:

Thù hận có thể làm nhà báo mờ mắt, và làm nhà chính trị hành xử giống hệt kẻ thù của mình. Có lẽ chính khuynh hướng thù hận này đã khiến Đoan Trang trở nên cực đoan và độc tài kể từ năm 2017, khi cô bị dồn vào đường cùng, trở về với cảnh “không có tình yêu trong tâm hồn và không có tiền trong túi”.

Một số bài viết liên quan (xếp theo trình tự thời gian):

* Về việc Đoan Trang có khuynh hướng thù hận khi bị dồn vào đường cùng:

_ “A Place Called Freedom” – Phạm Đoan Trang, 02/11/2006

Trích: “…You know what, friend, I have experienced gloomy days just like you. But unlike yours, my heart was not empty, instead it was full of hatred. In my twentieths, I saw the life ahead as a dark black night. At 22, I wrote for myself, “Life treats me as though I were a dog. Yes, I am. But this dog will survive.” At 24, alone I wandered over streets, whispering to myself, “Angie, Angie, when will those dark clouds disappear? With no loving in our souls, and no money in our coats…”. I lived such days. Believe me, I felt what you are feeling now when you go under a severe spiritual (or mental) crisis. In the prime of youth I grew up a lot from hatred, but hatred also left scars on my soul like the scars I have on my face. I became a skeptic and cynic, and I lost all confidence I once had. No God, no Buddha, no one even me, did I believe in…”.

phamdoantrang.com/2006/11/place-called-freedom.html

_ “If Life Is So Hard…” – Phạm Đoan Trang, 25/02/2007

phamdoantrang.com/2007/02/if-life-is-so-hard.html

_ “Những chàng Z” – Phạm Đoan Trang, 20/07/2007

Trích: “…Hội nhà báo không thẻ, hay là nhà báo tự phong (self-proclaimed journalists) chúng tôi cũng hứng chí lập một nhóm, gọi là Chi Bộ. Các thành viên của Chi Bộ có thói quen gọi nhau bằng các loại mã số, kéo dài suốt từ Z1 cho đến Z131…”; “…Chú thuộc loại nhà báo thứ tư mà anh vừa nhận ra. Loại này mới hình thành từ khi báo chí Tây mon men vào thị trường truyền thông Việt Nam, tức là vào khoảng năm 2000. Loại này dính tí hơi Tây, có tố chất để trở thành nhân tài, nhưng cũng có máu làm loạn. Nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống, loại này chỉ thành giặc, còn tố chất của chúng thì cứ mãi là tố chất, cũng như Việt Nam ta mãi chỉ có nội lực. Đó là LOẠI NHÀ BÁO ĐÉO AI BIẾT ĐẾN!…”.

phamdoantrang.com/2007/07/nhung-chang-z.html

 

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 3: “Thế hệ F” và bi kịch của các cuộc cách mạng đường ph

Sau khi giành Giải Tự do Báo chí của RSF vào tháng 09/2019, cựu phóng viên Phạm Đoan Trang đã vượt qua nhóm “trí thức phò chính thống” của ông Chu Hảo, để trở thành gương mặt sáng giá nhất của phong trào dân chủ Việt Nam. Vậy để chạm đến vinh quang này, cô đã phải đi qua những hành trình nào, và trả những cái giá gì?

Mời bạn đọc loạt bài viết “Tiểu sử Phạm Đoan Trang” để trả lời câu hỏi đó.

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 3: “Thế hệ F”và bi kịch của các cuộc cách mạng đường phố

Ngày 05/06/2011, Phạm Đoan Trang tham gia một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 18/08 cùng năm, cô thu thập các bài viết của người biểu tình, để biên soạn thành một tuyển tập mang tên “Thế hệ F”. Trong lời nói đầu của tuyển tập, cô mô tả đợt biểu tình như một cuộc “cách mạng dân chủ” “đầy tự hào”; trong đó người dân xuống đường lật đổ chế độ nhờ sức mạnh của Internet, tương tự như Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2005, Cách mạng Nâu ở Myanmar năm 2007, và Mùa Xuân Arab ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2011.

Trong không khí hứng khởi của thời điểm đó, ít ai đoán rằng các phong trào biểu tình sẽ khiến Trang sa lầy vào đường hướng chống Cộng cực đoan, trong khi khiến thế giới Hồi giáo sa lầy trong ngoại thuộc và nội chiến.

1. Bối cảnh của cuốn “Thế hệ F”

Ngày 26/05/2011, ba tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để cắt cáp thăm dò và cản trở hoạt động của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Trong suốt mùa hè 2011, nhiều tàu đánh cá Việt Nam hoạt động gần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiếp tục bị tàu hải giám Trung Quốc bắn phá, cướp thiết bị. Những sự kiện này được báo chí chính thống Việt Nam đưa tin rộng rãi, khiến dư luận phẫn nộ trước hành vi xâm lược của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam.

Nhân đó, các cuộc biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm lược, đòi Chính phủ Việt Nam có hành động mạnh mẽ trước Trung Quốc, đã diễn ra liên tục ở Hà Nội và TP.HCM vào các buổi sáng Chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 05/06/2011. Chuỗi hoạt động này kéo dài đến cuộc biểu tình thứ 3 ở TP.HCM (19/06/2011), và cuộc biểu tình thứ 11 ở Hà Nội (21/08/2011) – khi cảnh sát bắt đầu ngăn cản biểu tình.

Dù giới hoạt động thường mô tả đợt biểu tình năm 2011 như “một hoạt động tự phát của người dân”, trong thực tế, đợt biểu tình này được điều khiển bởi 2 tổ chức.

Thứ nhất, là các trí thức, cựu quan chức, Đảng viên Đảng Cộng sản tập hợp quanh Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Là những người có vị thế trong bộ máy chính trị của Việt Nam, nhóm này chủ trương thay đổi chế độ bằng con đường cải cách. Họ công khai mục đích này vào năm 2013, khi công bố một kiến nghị đòi đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, và công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Sau khi lập blog Bauxite Việt Nam (BVN – 2009) để phản đối sự hiện diện của Trung Quốc trong dự án khai thác bauxite trên Tây Nguyên; họ đã liên tục dẫn dắt luồng dư luận công kích chính phủ, đòi cải cách chính trị, đòi “thân Mỹ – thoát Trung”; trước khi họ trở thành một tâm điểm chú ý trong các cuộc biểu tình năm 2011.

Thứ hai, là Nhật ký Yêu nước – fanpage chống Cộng do một nhóm người Việt hải ngoại thành lập năm 2010, sau có người trong nước tham gia. Nhóm này chuyên đăng các bài viết công kích chế độ, kêu gọi làm cách mạng đường phố để lật đổ nhà nước, và thu hút một lượng lớn độc giả trẻ. Họ đã phát động 11 cuộc biểu tình trong mùa hè 2011, phần để “phản đối Trung Quốc” như tuyên bố, phần để học tập đợt biểu tình “Mùa xuân Arab” – khi đó vừa lật đổ hoặc tạo khủng hoảng cho 5 chế độ độc đảng ở Bắc Phi và Trung Đông. Ngày 05/06/2011, mà họ chọn để phát động biểu tình, là dịp kỷ niệm 100 năm ngày cố Chủ tịch Hồ Chí Minh “ra đi tìm đường cứu nước”.

Ngoài ra, một số blog chống chế độ – như Anh Ba Sàm và Dân Làm Báo – cũng tích cực đưa tin về đợt biểu tình này.

Sau khi cuộc biểu tình thứ 11 bị ngăn cản, một số người biểu tình thành lập nhóm “No-U” (Phản đối đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông). Các nhóm BVN, Nhật ký Yêu nước và No-U tiếp tục phối hợp tổ chức biểu tình trong suốt các mùa hè của 8 năm tiếp theo, nhiều cuộc trong số này không liên quan đến vấn đề “đường chữ U của Trung Quốc”.

Nhờ tham gia đợt biểu tình hè 2011, Phạm Đoan Trang đã gặp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn, là hai người đồng hành cùng cô trong hầu hết các hoạt động về sau. Trang cũng lần lượt gia nhập nhóm No-U vào năm 2011, và Nhật ký Yêu nước vào năm 2012, trước khi xuất cảnh vào năm 2013, để được VOICE dạy nghề làm cách mạng đường phố

Đợt biểu tình năm 2011, và việc biên soạn cuốn “Thế hệ F”, đã thay đổi cuộc đời Đoan Trang. Một mặt, nó đánh dấu một bước ngoặt của Trang, khi cô chuyển từ một phóng viên phản biện thành một người hoạt động để lật đổ chế độ. Mặt khác, nó khởi đầu việc chép sử và xuất bản của Trang – hai hoạt động sẽ giúp cô để lại nhiều dấu ấn trong phong trào dân chủ.

2. Nội dung của cuốn “Thế hệ F”

Qua các tình tiết vừa kể, có thể thấy dù người biểu tình năm 2011 tập hợp quanh ngọn cờ “chống Trung Quốc”, hai tổ chức khởi xướng đã muốn biến đợt biểu tình thành một cuộc cách mạng đường phố để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Đoan Trang hiểu rõ điều này, và đã thể hiện nó qua nội dung, cùng lời nói đầu, của cuốn “Thế hệ F”.

“Thế hệ F” là một tuyển tập các bài viết trên mạng xã hội, xoay quanh các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” năm 2007 và 2011. Hầu hết số bài viết này được soạn bởi những người tham gia phong trào dân chủ. Bên cạnh đó, Đoan Trang cũng bổ sung vào tuyển tập một số bài viết phê phán cuộc biểu tình, được đăng trên báo chính thống hoặc các blog ủng hộ chính phủ Việt Nam, nhằm phản ánh một góc nhìn mà người đọc cần ghi nhận và có thể đưa ra thảo luận.

Phần chính của cuốn sách gồm 6 chương, với nội dung như mô tả trong bảng dưới:

Qua bố cục, có thể thấy “Thế hệ F” không đặt mục đích tường thuật đợt biểu tình để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Nó chỉ mượn chuyện “ai làm chủ Biển Đông” để bàn về chuyện “ai làm chủ quốc gia”, thông qua việc làm chủ hệ thống chính trị.

Khi Đoan Trang mượn chuyện “chống Trung Quốc” để làm vỏ bọc cho các yêu sách về dân chủ, cô đã hành xử khôn khéo, vì tinh thần quốc gia của người Việt Nam có trọng tâm là tinh thần chống ngoại xâm.

Lời nói đầu của “Thế hệ F” cũng thống nhất với nội dung vừa nêu. Nó cho thấy trong mắt Đoan Trang, đợt biểu tình năm 2011 không nhằm mục đích “chống Trung Quốc” đơn thuần, mà mang bản chất của một cuộc cách mạng đường phố hình thành trên mạng xã hội, tương tự biến cố “Mùa Xuân Arab” diễn ra ở Bắc Phi và Trung Đông đầu năm đó:

3. Ý nghĩa của cuốn “Thế hệ F”

Khi “Thế hệ F” ra đời, giới hoạt động dân chủ cho rằng cuốn sách đã lưu giữ một giai đoạn của lịch sử Việt Nam nói chung, và của quá trình chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam nói riêng.

Chẳng hạn, trong lời nói đầu của “Thế hệ F”, Đoan Trang viết rằng “cuốn sách này thực chất ghi lại một chặng đường lịch sử của Việt Nam”, “một giai đoạn đầy sóng gió và rất đáng ghi nhớ trong công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ”.

Tương tự, trong một bài viết trên trang Pro&Contra, Hồng Lanh viết rằng “Thế hệ F” mô tả những bước tiến mới của sinh hoạt dân chủ ở Việt Nam – trong đó dân chủ nảy nở từ các cuộc tranh luận trên mạng, trưởng thành nhờ các biểu tình trên đường phố, và kết tinh trong những cuốn sách được xuất bản bí mật. Trong quá trình đó, người biểu tình đoàn kết trong lòng yêu nước, yêu tự do; và sinh hoạt với nhau một cách bình đẳng, dân chủ, ôn hòa, văn minh.

Dưới góc nhìn của chúng tôi, nhận định vừa nêu có 4 điểm không chính xác.

Thứ nhất, “Thế hệ F” không có chức năng “ghi lại một chặng đường lịch sử”. Về mặt nội dung, cuốn sách không tường thuật đợt biểu tình 2011 một cách chi tiết và khách quan; nó chỉ tập hợp các bài viết thể hiện ý kiến, cảm xúc của 2 bên liên quan trong biến cố đó. Về mặt mục đích, cuốn sách nhằm tuyên truyền quan điểm chính trị của tác giả vào thời điểm sách được phát hành, chứ không nhằm lưu giữ lịch sử cho thế hệ tương lai. Vì vậy, “Thế hệ F” chỉ có giá trị của một tư liệu lịch sử, chứ không có giá trị của một bản ghi chép.

Thứ hai, đợt biểu tình năm 2011 không hẳn là một phong trào yêu nước và bảo vệ chủ quyền. Như đã đề cập, cả người biểu tình lẫn tác giả “Thế hệ F” đều muốn mượn chuyện chủ quyền Biển Đông để làm cách mạng đường phố, nhằm thay đổi thể chế. Người biểu tình không bảo vệ nước Việt Nam sẵn có: họ đòi định nghĩa lại nước Việt Nam, và không đồng cảm với những người Việt Nam yêu nước theo cách khác họ.

Thứ ba, đợt biểu tình năm 2011 không hẳn là một giai đoạn dân chủ hóa, và người biểu tình cũng không sinh hoạt với nhau một cách bình đẳng, dân chủ. Điều này thể hiện rõ qua thái độ của người biểu tình với đa số người dân Việt Nam, và qua cấu trúc của 3 tổ chức cầm đầu biểu tình – là BVN, No-U và Nhật ký Yêu nước.

Như đã đề cập, người biểu tình trách dân Việt Nam “vô cảm”, “hèn nhát” khi không ủng hộ phong trào đấu tranh của họ. Cách nhìn này không giống ý thức hệ dân chủ, vốn tôn trọng ý kiến của số đông người dân. “Thế hệ F” cũng xa lạ với tinh thần đa nguyên, khi nó bài trừ văn hóa phẩm có nguồn gốc Trung Quốc, gồm cả những tác phẩm không liên quan đến các yêu sách của đợt biểu tình.

Về mặt tổ chức, tính dân chủ của cả BVN, No-U lẫn Nhật ký Yêu nước đều không cao. Qua các đoạn chat bị lộ vào năm 2014, có thể thấy dù ban quản trị Nhật ký Yêu nước có ra quyết định bằng phiếu bầu, quyền quyết định cao nhất thuộc về một admin sống ở Mỹ và trả lương cho các thành viên trong nước. Trong khi đó, BVN được lập nên bởi nhóm trí thức thân Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và Viện IDS cũ; bản thân nhóm này được điều hành bởi một tốp cựu quan chức sinh hoạt bí mật, có quan hệ với các phe phái trong chính phủ. No-U hoàn toàn không có nội quy, và được điều hành tùy hứng bởi một nhóm đứng đầu; trong đó nổi bật là Nguyễn Xuân Diện, trung gian liên lạc giữa No-U và BVN.

Tóm lại, khó có thể xem phong trào biểu tình năm 2011 như một giai đoạn dân chủ hóa ở Việt Nam, khi người biểu tình không tôn trọng quan điểm của người dân, và không dùng cơ chế dân chủ để ra quyết định hay bầu lãnh đạo.

Sự phi dân chủ của phong trào biểu tình năm 2011 có thể xuất phát từ ít nhất 2 lý do khách quan. Thứ nhất, nhiều người biểu tình cho rằng lối sinh hoạt dân chủ là không thực tế trong hoàn cảnh Việt Nam; vì nó khiến các tổ chức chậm ra quyết định trong các tình huống khẩn cấp, dễ bị công an cài gián điệp, và những người lãnh đạo dễ bị chính quyền chú ý. Thứ hai, vì chính quyền phong tỏa thông tin, quan hệ xã hội và sinh kế của nhiều người biểu tình; những nhà hoạt động có khả năng cung cấp tiền, thông tin nội chính và quan hệ với nước ngoài sẽ có quyền lực lớn trong những tổ chức mà họ tham gia.

Ngoài ra, cũng cần thừa nhận một lý do chủ quan, là đa số người biểu tình không có cả kiến thức lẫn kinh nghiệm về sinh hoạt dân chủ. Chính Đoan Trang cũng nhận ra vấn đề này, khi trong một cuộc thảo luận nội bộ của Nhật ký Yêu nước hồi năm 2014, cô tỏ ra thất vọng trước trình độ của những người biểu tình nổi tiếng:

Thứ tư, phong trào biểu tình năm 2011 phản ứng với công an theo kiểu “ăn miếng trả miếng”, chứ không giữ nguyên tắc ôn hòa mà họ ca ngợi lúc đầu. Nhiều người biểu tình có sẵn hận thù cá nhân với chế độ, và sẵn sàng bộc lộ hận thù này khi hoàn cảnh cho phép. Chẳng hạn, Bùi Hằng và Lân Thắng – hai người bị Đoan Trang gọi là “thô thiển”, “xôi thịt” sau này – cũng chính là người dần đầu và người chụp ảnh của đợt biểu tình được “Thế hệ F” ca ngợi là “ôn hòa”, “văn minh”. Bản thân Đoan Trang cũng không khác. Sau khi tham gia cuộc biểu tình ngày 05/06, Đoan Trang viết rằng người biểu tình “có cảm giác như mình đang được bảo vệ” bởi công an, và sự kiện chỉ làm đọng lại “tình yêu” trong lòng tất cả mọi người. Còn sau khi công an ngăn chặn, bắt tạm giữ và phạt hành chính một số người biểu tình vào ngày 21/08, Trang viết rằng công an đã cướp thành phố Hà Nội của cô, cũng như họ đã cướp nhà của ông bà nội cô trong thời bao cấp.

Bài viết của Trang có đoạn:

“…Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản. Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”. Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế…”.

Tóm lại, dù tác giả “Thế hệ F” tin rằng mình đang chép sử, cuốn sách là một tập tài liệu tuyên truyền thay vì một ghi chép lịch sử mang tính khách quan. Nhiều thông điệp tuyên truyền của cuốn sách không chính xác.

4. Hậu “Thế hệ F”

Hai năm sau khi bùng phát, “Mùa xuân Arab” đã khiến Ai Cập rơi vào bất ổn, Lybia, Syria, Yemen rơi vào nội chiến với sự can thiệp quân sự của phương Tây, và khiến tổ chức khủng bố Hồi giáo IS trỗi dậy tại nhiều vùng trong khu vực. Tình trạng hỗn loạn này tiếp tục kéo dài nhiều năm, khiến hàng triệu dân thường phải chạy nạn sang châu Âu. Trong khi đó, từ năm 2017, phong trào biểu tình ở Việt Nam cũng bị cực đoan hóa, sau khi bị dồn vào đường cùng bởi các đợt truy bắt của chính phủ và chính sách cắt giảm tài trợ của Donald Trump. Năm 2019, phong trào thể hiện rõ sự bệ rạc của mình, khi không thể tổ chức các cuộc biểu tình lớn với nhiều quần chúng tham gia, như họ đã làm trong các mùa hè từ 2011 đến 2018.

Như vậy, lời tiên tri của “Thế hệ F” – rằng Internet và mạng xã hội sẽ giúp quần chúng gia tăng tốc độ thảo luận, tập hợp, xuống đường, nhờ đó giúp dân chủ đa đảng được thiết lập một cách dễ dàng trên toàn thế giới – đã không ứng nghiệm. Dân chủ là một phương thức sinh hoạt của xã hội, cần được hình thành dần nhờ các nhu cầu và điều kiện tự thân, chứ không thể được lắp đặt trong một sớm một chiều nhờ nhân sự, công nghệ và tiền tài trợ từ Mỹ. Sai lầm của những người biểu tình năm 2011, ở Việt Nam cũng như trong thế giới Hồi giáo, là họ cố tạo ra thay đổi bằng cách đập phá những di sản của người khác, thay vì bằng cách xây dựng di sản mang dấu ấn của mình. Có điều khác với các nước Trung Đông và Bắc Phi, xã hội Việt Nam không quá nhiệt tình trước những lời kêu gọi phá hoại, do đã học được nhiều bài học trong quá khứ.

Dù Đoan Trang cố đưa không khí sử thi vào “Thế hệ F”, giai đoạn hậu “Thế hệ F” là một bi kịch lãng xẹt của nhiều người biểu tình, bao gồm cả chính Trang. Bi kịch này sẽ được mô tả rõ hơn trong các kỳ tới.

Một số bài viết liên quan (xếp theo trình tự thời gian):

* Về cuốn “Thế hệ F”:

_ “Thế hệ F” – NXB Liên Mạng, 2011

procontra.asia/wp-content/uploads/2012/04/The-he-F.pdf

anhbasam.wordpress.com/the-he-f/

_ “Thế hệ F” – Hồng Lanh (pro&contra), 16/04/2012

procontra.asia/?p=520

LâmTrực@

Nguồn: Tre làng

http://hoicodo.com/713004/tieu-su-pham-doan-trang/

PHẢN HỒI

Tên

.Nguyễn Quang Hồng Nhân,1,#Eye4HK,1,#VN-K-TQ,1,1979,11,A Ma Thom,1,Amnesty International,7,an ninh quốc gia,230,An tôn Lê Ngọc Thanh,2,Apple,9,Army Truc Tran,1,Asanzo,13,AVG,1,Ân điển cứu rỗi,1,Ân xá quốc tế,54,Bà Cô Dợ,4,Bà Đầm Xòe,8,Ba Sàm,40,Bà Tưng,2,Bạch Hoàn,3,Bạch Hồng Quyền,35,Bạch Hồng Quyền và Nguyễn Nam Phong,1,Bạch Hùng Dương,1,Bãi Cháy,2,bãi nhiệm,10,bãi Tư Chính,28,Bản chất lưu manh,8,Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng,3,Bạn Công nhân,3,Bạn hữu Đường xa,1,Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam,1,Ban Nội chính Trung ương,4,Bản tin Dân chủ,179,Ban Tổ chức Trung ương,14,Bàn tròn đa tôn giáo Việt Nam,1,Báo cáo về tình trạng dân chủ toàn cầu,1,Báo dân luận,1,bảo hộ công dân,18,bảo kê,59,báo Người Tiêu dùng,1,Báo Sạch,3,Báo Tiếng dân,2,Bauxite Việt Nam,5,Bắc Lãm,1,bắt tạm gia,66,bắt tạm giam,178,bần tiện,3,bất hợp pháp,135,bất tuân dân sự,14,BBC,6,BBC Việt Ngữ,7,bệnh công thần,2,bệnh nhân số 17,4,Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam,1,Bích Phượng,1,Biển - Đảo,25,biểu tình,713,Bin Top,1,Blogspot,1,Boat People SOS,1,BOT Ninh Lộc,6,Bộ Công an,351,Bộ Lao động,7,Bộ Luật lao động,5,bộ máy công quyền,5,Bộ Ngoại giao,188,Bộ ngoại giao Hoa Kỳ,3,BPSOS,2,Brexit,4,Bùi Chát,1,Bùi Chu,3,Bùi Hoàng Tám,1,Bùi Khiêm Cường,4,Bùi Thanh Hiếu,154,Bùi Thị Minh Hằng,30,Bùi Thị Nối,32,Bùi Tín,3,Bùi Tuấn Khiêm,1,Bùi Tuấn Lâ,1,Bùi Tuấn Lâm,12,Bùi Văn Thâm,1,Bùi Văn Thuận,6,Bùi Văn Trung,1,Bùi Viết Hiểu,81,ca sỹ Chế Linh,1,Cách mạng màu,2,Cách mạng trắng,2,cải cách thể chế,10,cải cách và phát triển,3,Can thiệp nhân đạo,6,cảng Long Sơn,1,Cánh cò,1,Cao Dương Đông,2,Cao Lâm,4,Cao Vĩnh Thịnh,21,Carl Thayer,1,Cát Linh,32,cầm đầu khiếu kiện,19,Cẩm nang nuôi tù,22,Cấn Thị Thêu,120,Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng,5,Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,2,câu view,12,Chat GPT,1,ChatGPT,2,chạy chức,25,chạy đua vũ trang,2,chạy quyền,23,Chân Trời Mới,1,Chân Trời Mới Media,94,Châu Minh Hùng,1,Châu Văn Khảm,14,Chậu Xuân Nguyễn,1,chế độ độc đảng,12,Chế Linh,1,Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng,3,Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc,11,chiến tranh bảo vệ đất nước,1,Chiến tranh Việt Nam,12,chiêu bài,263,Chim Báo Bão,1,Chính phủ Anh,8,chính phủ đóng cửa,1,chính phủ kiến tạo,3,Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời,64,Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời..,1,chính quyền Hà Nội,24,chính sách đãi ngộ,1,Chính trị,1,Chính trị bình dân,27,Chirs Hayer,1,chống Cộng,298,chống người thi hành công vụ,136,chống phá chế độ,115,chống phá Nhà nước,379,chống phá Việt Nam,212,chống tham nhũng,218,chợ Long Biên,1,CHPC,1,Chris Hayes,1,Chu Hảo,44,Chu Hùng,2,Chu Mạnh Sơn,1,Chu Mộng Long,13,Chủ nghĩa dân túy,1,Chủ nghĩa tư bản giám sát,1,Chu Ngọc Quang Vinh,3,Chủ tịch Hồ Chí Minh,195,CHỦ TỊCH HỘI CỰU CHIẾN SĨ BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ Ở ĐÀ NẴNG LÀ AI?,1,Chủ tịch nước,315,chùa Ba Vàng,31,Chung Hoàng Chương,2,chụp ảnh cán bộ tiếp dân nếu chưa được phép của Hà Nội,20,chuyển giá,2,Chữ thập vải đỏ,1,chứng nhận quyền sử dụng đất,8,CLB Lê Hiếu Đằng,6,Cõi nhớ,1,con buôn chính trị,23,Con kiến con,5,cô giáo Minh Thu,1,Cồn Sẻ,3,Công an Quận Đống Đa,4,công chức nhà nước,11,công đoàn,45,Công đoàn độc lập,4,Cộng đồng tưởng tượng,2,Công giáo,294,Công giáo Việt Nam,19,công nghiệp Việt Nam,6,cộng sinh,9,công trình xây dựng trái phép,13,CPC,1,CPJ,3,Cù Huy Hà Vũ,88,cu huy xuan duc,4,Cù Thị Phương,1,Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao,5,CỤC ĐIỆN ẢNH VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT,1,Cục Điều tra Liên bang,2,Cục Lãnh sự,3,Cục Quản lý xuất nhập cảnh,1,cuộc gặp Thượng đỉnh,17,cực đoan,409,cực đoan tôn giáo,3,cưỡng dâm,6,cứu thương,13,danh hài Vượng Râu,1,Danh Minh Quang,1,DANH SÁCH 151 CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN GIAN LẬN THI CỬ Ở HÀ GIANG,1,Danh Vũ,1,dân chủ,1651,dân chủ trong Đảng,2,Dân Làm báo,4,dân oan,132,Dân oan Dương Nội,1,Dân quyền,291,dân tộc Việt Nam,269,dâng sao giải hạn,1,Dennis Châu,1,dịch tả lợn châu Phi,5,dịch vụ công,7,Diễm Thi,2,Diễn biến hòa bình,106,Diễn đàn dân chủ,110,Diễn đàn Kinh tế thế giới,6,Diễn đàn sinh viên Việt Nam,1,Diễn đàn Xã hội Dân sự,1,Dnh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt,1,doanh nghiệp FDI,9,doanh nghiệp nhà nước,10,doanh nghiệp tư nhân,13,Donald Trump,142,Dòng Chúa Cứu Thế,50,Dòng mến Thánh giá,2,Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm,1,Dũng Phi Hồ,1,Dũng Phi hổ,2,Duyên Nguyễn,1,Dự án 88,2,dự án khu đô thị Thanh Hà,3,dự án Tây Nam Kim Giang,1,dư luận,1403,Dư Thị Thành,19,Dưa Leo,19,Dương Nội,46,Dương Sĩ Nho,3,Dương Thị Hà,2,Dương Thị Lanh,2,Dương Thị Tân,4,Dương Thu Hương,2,Dương Thuấn,1,Dương Trung Quốc,1,Dương Tuấn Ngọc,6,Dương Văn Mình,7,Dương Văn Tư,1,Đá Chữ Thập,1,đa đảng,182,Đà Nẵng,131,Đà Nẵng: THIẾU TƯỚNG GIẢ PHẠM VĂN HẢI,1,Đài Á Châu Tự do,70,Đại biểu quốc hội,112,Đại học Fulbright,6,Đại học Tôn Đức Thắng,8,Đại hội Đảng,170,Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII,1,Đại hội XII,202,Đại Kỷ Nguyên,2,Đại sứ Hoa Kỳ,10,Đại sứ Mỹ,1,Đàm Ngọc Tuyên,17,đàm phán thương mại,1,Đàm Vĩnh Hưng,1,Đan viện Thiên an,5,Đảng cầm quyền,13,Đảng Cộng sản,501,Đảng Việt Nam Thịnh Vượng,1,đánh BOT,5,đánh giá cán bộ,1,đánh tráo khái niệm,28,Đào Diệu Linh,2,Đào Kim Lân,4,Đào Minh Quân,61,Đào Ngọc Diệp,1,Đào Quang Thực,9,Đào Tăng Dực,1,Đào Thu Huệ,1,Đạo trời Thái Bình,1,đạo văn,8,Đáp lời sông núi,1,Đặng Đăng Phước,12,Đặng Đình Bách,6,Đặng Đình Mạnh,54,Đặng Hoàng Thiện,1,Đặng Hữu Dân,1,Đặng Hữu Nam,57,Đặng Như Quỳnh,1,Đặng Sơn,1,Đặng Thị Hàn Ni,1,Đặng Vũ Lượng,4,Đặng Xương Hùng,1,đất quốc phòng,56,đấu tranh dân chủ,273,Đấu trường dân chủ,689,đầu tư công,11,đầu tư nước ngoài,26,Đậu Văn Dương,4,điện ảnh,6,điện ảnh Việt Nam,2,Điện Biên,21,Điếu Cày,40,Điều lệ Đảng,20,đình bản,5,Đinh Diêm,2,định hướng xã hội chủ nghĩa,17,đinh hữu thoại,2,Đinh Hữu Toàn,1,Đinh La Thăng,16,Đinh Ngọc Thu,2,Đinh Nguyễn Kha,1,Đình Sang và những người bạn,4,Đinh Thảo,39,Đinh Thị Phương Thảo,3,Đinh Thị Thu Thủy,15,Đinh Văn Minh,7,Đinh Văn Phú,1,Đoàn Bảo Châu,10,Đoàn Huy Chương,21,Đoàn Ngọc Hải,11,Đoàn Thanh Giang,9,Đoàn văn Vươn,15,đóng cửa Chính phủ,1,Đỗ Cao Cường,3,Đỗ Công Đương,7,Đỗ Đức Hợp,1,Đỗ Hoàng Điềm,10,đồ mã,2,Đỗ Nam Trung,4,Đỗ Ngà,8,Đỗ Ngọc Thống,3,Đỗ Nguyễn Mai Khôi,4,Đỗ Thị Minh Hạnh,1,Đỗ Thị Thu,13,Đỗ Việt Khoa,1,đối ngoại nhân dân,2,Đối thoại nhân quyền,1,Đối tượng,2234,đối tượng chống phá,196,đối tượng gây rối,4,Đông Nam Á,119,Đồng Tâm,318,Đông Xuyến,1,đốt lò,17,ĐỪNG VIẾT LẤY ĐƯỢC,1,đường chín đoạn,6,đường lưỡi bò,12,đường sắt đô thị,7,Đường Văn Thái,30,Đường Văn Thái!,1,Ethophon,1,Facebook,1215,FLC THẮNG KIỆN BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM,1,Formosa,1,Freedom House,16,Freedom Now,10,FULRO,7,Fulro lưu vong,2,Fulro-Dega,3,gây rối đập phá tài sản,1,gây rối trật tự công cộng,26,ghi âm,57,ghi hình,75,Giải thưởng nhân quyền,1,Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng,5,giải thưởng Tự do báo chí,12,Giám mục,105,Giám mục Cao Đình Thuyên,1,Giám mục Hoàng Đức Oanh,1,Giám mục Ngô Quang Kiệt,3,giãn cách xã hội,108,gián điệp,29,giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB,1,gian lận thi cử,1,giáo dục,238,giáo họ Tân Yên,1,giáo họ Trại Gáo,4,Giáo hoàng Francis,8,Giáo hoàng Phanxico,1,Giáo hội,182,Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất,1,Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam,1,giáo phận Hà Tĩnh,34,giáo phận Vinh,85,Giáo sư hớt tóc,4,giáo xứ Bình Thuận,2,Giáo xứ Cồn Sẻ,1,giáo xứ Mỹ Khánh,14,giáo xứ Mỹ Yên,6,Giáo xứ Thái Hà,25,giáo xứ Xuân Hòa,2,Giuse Nguyễn Công Bắc,1,Google.Tienlang,25,Green Trees,25,Greta Thunberg,1,GS Tương Lai,7,guyễn Thái Hợp,1,Hà Giang,11,Hà Huy Sơn,3,Hạ Long,2,Hà Nội,614,Hà Nội: TRUY TỐ NGUYỄN BÁ SƠN VỀ TỘI,1,Hà Sĩ Phu,1,Hà Văn Nam,44,Hà Văn Thành,10,HẠ VIỆN MỸ CHÍNH THỨC MỞ CUỘC ĐIỀU TRA LUẬN TỘI TỔNG THỐNG MỸ,1,Hải chiến Hoàng Sa,27,Hải Điếu Cày,5,hải quân,59,Hàn Ni,2,Hạnh Nhân,1,Hành tinh Titanic,2,Hanni,1,hạt giống đỏ,10,hệ thống chính trị,171,hHồ Đức Hòa,1,Hiến pháp,300,Hiến pháp Mỹ,7,Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào,1,Hiệp định CPTPP,1,Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,2,Hiệp Khùng,1,Hiếu gió,16,Hiểu Việt Nam,3,Hình sự - Pháp luật,6,Hòa Bình,276,Hoàng Công Lương,6,Hoàng Cơ Minh,5,Hoàng Dũng,45,Hoàng Duy Hùng,13,Hoàng Đức Bình,30,Hoàng Đức Oanh,2,Hoàng Huy Vũ,1,Hoàng Hưng,1,Hoàng Liêm,1,Hoàng Minh Chính,2,Hoàng Minh Hồng,2,Hoàng Ngọc Giao,1,Hoàng Nguyên Vũ,11,Hoàng Quốc Hùng,1,Hoàng Sa,91,Hoàng Sỹ Phúc,4,Hoàng Thành Nhân,1,Hoàng Thế Duy,1,Hoàng Thị Minh Hồng,1,Hoàng Thị Thăng,4,Hoàng Trọng Mẫn,1,Hoàng Tứ Duy,2,Hoàng Văn Luân,1,Hoàng Việt Khánh,1,Hoàng Xuân Phú,4,hoạt động chống đối,73,hoạt động lật đổ,12,hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,75,hoạt động phản động,7,hot girl,2,Hồ Duy Hải,15,Hồ Đăng Định,1,Hồ Đình Cương,1,Hồ Hữu Hoà,8,Hồ Hữu Hòa,2,Hồ sơ - Tư liệu,5,Hồ Thị Niên,1,hỗ trợ dân oan,2,Hồ Văn Oanh,1,Hội Anh em Dân chủ,117,Hội Bầu Bí tương thân,2,Hội Cựu tù nhân Lương Tâm,1,Hội Dân oan Ba Miền,1,Hội đồng giám mục Việt Nam,9,Hội đồng liên tôn Việt Nam,1,Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,2,Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc,17,Hội hải ngoại,1,Hội Nghị Thành Đô,4,Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều,24,Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 tại Hà Nội,16,Hội nghị Thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế,1,Hội nghị Trung ương,20,Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế,1,Hội Nhà báo độc lập,1,Hội Sử học Việt Nam độc lập,2,Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ,1,Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ,2,Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên,2,Hội thánh truyền giáo Phục Hưng,1,Hội yêu đồ lính,1,Hồng Quyền,17,Hồng Thái Hoàng,9,HRW,14,https://www.trelangblog.com/,2,Huawei,4,Human Rights Watch,39,Huỳnh Anh Tú,1,Huỳnh Bửu Long,8,Huỳnh Đắc Túy,8,Huỳnh Long,8,Huỳnh Minh Tâm,7,Huỳnh Minh Thảo,1,Huỳnh Ngọc Chênh,20,Huỳnh Thị Tố Nga,11,Huỳnh Thục Vi,1,Huỳnh Thục Vy,26,Huỳnh Trí Tâm,1,Huỳnh Trương Ca,6,HWR,1,Hyon Song Wol,1,IDEA,1,International institute for democracy and electoral assistance,1,Jackhammer Nguyễn,3,Jang kều,4,JB Nguyễn Hữu Vinh,18,JB NGUYỄN HỮU VINH CÓ THẤY XẤU HỔ ?,1,Joshua Wong,1,Julian Assange,1,Kami,6,Katerina Vi Trần,1,kê khai tài sản,3,KẾT LUẬN CỦA BÀ BÁN CÁ CHỢ XANH VÀ CẢNH BÁO CỦA AIR VISUAL VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ HÀ NỘI,1,Khá Bảnh,16,Khánh Ly,1,khiếu kiện,159,Khỏe 365,1,Khối 8406,1,khôn vặt,5,khởi tố,376,Khởi tố vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải,7,Khủng hoảng Venezuela,14,kiểm điểm định kỳ về cơ chế UPR,2,kiểm điểm UPR,3,kiểm soát quyền lực,6,kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm,2,Kiến nghị 72,1,kiều bào,48,Kim Jong Un,34,kinh tế thị trường,22,Kinh tế Trung Quốc,2,kinh tế Việt Nam,38,KKF,1,Ksor Kơk,2,LA LỐI,1,Lã Minh Luận,4,Lã Việt Dũng,6,lạm dụng tình dục,3,làm thêm giờ,1,Lan Kỳ Phương,1,Lạng Sơn,8,lãnh thổ quốc gia,2,Lao Động Việt,1,Lâm Thời,30,Lầu Năm Góc,5,leo thang xung đột,1,Les Kosem,1,Lê Ánh,3,Lê Anh Hùng,18,Lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình,5,Lê Chí Thành,15,Lê Công Định,39,Lệ Công Định,1,Lê Duẩn,7,Lê Dũng Vova,91,Lê Đình Ba,5,Lê Đình Công,114,Lê Đình Kình,169,Lê Đình Lượng,55,Lê Đình Mỳ,2,Lê Đình Nhường,1,Lê Đình Quang,1,Lê Hà,1,Lê Hiền Đức,3,Lê Hiếu Đằng,9,Lê Hoài Anh,1,Lê Hoàng,1,Lê Hoàng Anh Tuấn,1,Lê Hoàng Quân,4,Lê Hồng Phong,4,Lê Hữu Minh Tuấn,41,Lê Kiên Cường,1,Lê Luân,1,Lê Mã Lương,7,Lê Mai Hoa,1,Lê Minh Thể,8,Lê Mỹ Hạnh,31,Lê Ngọc Thanh,8,Lê Nguyễn Hương Trà,2,Lê Quốc Bình,2,Lê Quốc Quân,7,Lê Quốc Thăng,1,Lệ Quyên,1,Lê Sông Lam,1,Lê Thanh Hải,4,Lê Thăng Long,2,Lê Thị Công Nhân,3,Lê Thị Dung,2,Lê Thị Loan,3,Lê Thị Phương Anh,1,Lê Thị Thu Hà,1,Lê Thị Thu Thu,1,Lê Thu Hà,3,Lê Thu Trà,1,Lê Thương,1,Lê Trọng Hùng,34,Lê Trung Khoa,38,Lê Trung Tĩnh,2,Lê Văn Dũng,59,Lê Văn Mạnh,2,Lê Văn Nở,1,Lê Văn Sơn,4,Lê Vinh Danh,1,Lê Xuân Lộc,1,lịch sử,603,lịch sử dân tộc,35,Liên bang Nga,15,Liên minh châu Âu,38,liên minh dân tộc,1,Liên minh dân tộc tự quyết,4,Liên minh dân tộc Việt Nam,1,Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết,3,Liên minh người Mông vì công lý,2,Liên minh Việt Nam tự do,1,Liên minh xã hội dân sự toàn cầu,1,linh mục,343,linh mục Cao Dương Đông,1,Linh mục Chu Trọng Quyền,1,Linh mục cực đoan,18,Linh mục Dương Sĩ Nho,2,Linh mục Đặng Hùng Tân,1,linh mục Đặng Hữu Nam,5,Linh mục Giuse Nguyễn Đức Nhân,1,Linh mục Hoàng Quỳnh,1,linh mục Hoàng Sỹ Phúc,4,Linh mục Jb Nguyễn Hữu Vinh,1,Linh mục Lê Ngọc Thanh,4,linh mục Nguyễn Duy Tân,11,Linh mục Nguyễn Đức Nhân,11,Linh mục Nguyễn Huy Hùng,1,Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ,1,Linh mục Nguyễn Quang Trung,1,Linh mục Nguyễn Quang Tuấn,1,Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh,3,Linh mục Nguyễn Văn Hảo,1,linh mục Nguyễn Văn Hữu,1,linh mục Nguyễn Văn Thoan,6,linh mục Thân Văn Chính,1,linh mục Trần Minh Chiến,1,Linh mục Trương Văn Khẩn,16,Lisa Phạm,1,Livenguide,2,Loa Phường,597,Lộc Dương,1,Lợi ích nhóm,8,luan van nha thuyen,4,Luận bàn - Phản biện,4575,Luật An ninh mạng,133,Luật Khoa Tạp Chí,37,luật lao động,3,luật lao động sửa đổi,1,luật sư,335,luật sư dân chủ,6,luật sư vì cộng đồng,1,Luật sư vụ VN Pharma: #039;VIỆN KIỂM SÁT TÙY TIỆN XÚC PHẠM BỘ Y TẾ#039;,1,Lương Hoàng Anh,3,Lương Ngọc Huỳnh,1,Lương Thế Huy,1,Lưu Bình Nhưỡng,19,Lưu Văn Vịnh,9,Lý Đình Vũ,1,Lý Hiển Long,4,Lý Thái Hùng,11,Lý Tống,4,Mã Tiểu Linh,7,Ma Tương,1,Mạc Văn Phi,1,Mạc Văn Trang,36,Made in Vietnam,6,Mai Khôi,10,Mai Phan Lợi,9,Mai Phương Thảo,14,Mai Thị Mùi,2,Mai Thỏ,1,Mai Văn Tám,1,Mai Xuân Ái,1,Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam,5,mạng xã hội,1170,mạo danh,1,Mặc Lâm,2,Mặt trận Nhân quyền Dân sự,1,mất tích,59,Mật ước Thành Đô,2,MC Phan Anh,11,Mẹ Nấm,1,Michelle Steel,1,miễn nhiệm,12,Minh Đường,1,Mõ Làng,199,môi trường,226,MSGI,1,Mỳ Son,1,Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam,1,năng suất lao động,2,NDH,1,ngáo đá,10,nghe an,4,nghe an 24h,2,nghean24h,2,nghệ an thời báo,50,Nghiêm Kim Hoa,1,Nghiêm Nguyễn,1,nghiệp chướng,5,Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam,3,nghiệp khẩu,1,Ngọc Lan SG,1,Ngọc Trinh,1,Ngọc Vũ,1,Ngọn cờ,1,Ngô Anh Tuấn,9,Ngô Bảo Châu,5,Ngô Duy Quyền,2,Ngô Kim Hoa,1,Ngô Kỷ,2,Ngô Ngọc Trai,4,Ngô Nhật Đăng,1,Ngô Phương,1,Ngô Thị Tố Nhiên,1,Ngô Văn Khả,1,Ngô Văn Khảm,2,Ngô Văn Mai,1,Ngô Văn Tuấn,1,Ngô Xuân Phúc,5,Nguồn tin,7,ngụy biện,48,Nguỵ Thị Khanh,1,Ngụy Thị Khanh,2,Nguyen Duc Khai,2,Nguyen FrJoseph Thien V,3,Nguyễn Anh Trí,1,Nguyễn Anh Tuấn,28,Nguyễn Bá Cảnh,2,Nguyễn Bá Thanh,5,Nguyễn Bắc Truyền,1,Nguyễn Bắc Truyển,12,Nguyễn Chí Đức,10,Nguyễn Chí Tuyến,2,Nguyễn Chí Vững,3,Nguyễn Chính Kết,1,Nguyễn Công Bắc,2,Nguyễn Công Vượng,8,Nguyễn Duy Hướng,3,Nguyễn Duy Tài,1,Nguyễn Duy Tân,7,Nguyễn Đắc Kiên,4,Nguyễn Đặng Minh Mẫn,5,Nguyễn Đăng Quang,1,Nguyễn Đăng Thương,3,Nguyễn Đình Bin,1,Nguyễn Đình Cống,26,Nguyễn Đình Dặm,1,Nguyễn Đình Hà,1,Nguyễn Đình Lộc,4,Nguyễn Đình Thắng,12,Nguyễn Đình Thục,16,Nguyễn Đỗ Tùng Dương,1,Nguyễn Đức,38,Nguyễn Đức Chung,19,Nguyễn Đức Nhân,13,Nguyễn Đức Thành,2,Nguyễn Gia Kiểng,4,Nguyễn Hà Phan,3,Nguyễn Hậu,1,Nguyễn Hoàng Đức,1,Nguyễn Hoàng Nam,1,Nguyễn Hoàng Vi,4,Nguyễn Hồng Lĩnh,3,Nguyễn Huệ Chi,1,Nguyễn Hùng,1,Nguyễn Huyền Đức,4,Nguyễn Huyền Trang,1,Nguyễn Hưng Quốc,2,Nguyễn Hữu HảiNguyễn Hữu Tấn,1,Nguyễn Hữu Linh,8,Nguyễn Hữu Long,29,Nguyễn Hữu Thanh,1,Nguyễn Hữu Vinh,43,Nguyễn Hữu Vũ,1,Nguyên Kha,2,Nguyễn Khánh Ngọc,1,Nguyễn Kim Chi,1,Nguyễn Lan Anh,1,Nguyễn Lân Thắng,96,Nguyễn Lân Tráng,1,Nguyễn Minh Phúc,1,Nguyễn Minh Sơn,1,Nguyễn Năng Tĩnh,8,Nguyên Ngọc,34,Nguyễn Ngọc Ánh,5,Nguyễn Ngọc Chu,1,Nguyễn Ngọc Già,3,Nguyễn Ngọc Nam Phong,73,Nguyễn Ngọc Ngan,1,Nguyễn Ngọc Ngạn,2,Nguyễn Ngọc Ngữ,1,Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,3,Nguyễn Nguyên Bình,1,Nguyễn Như Phong,8,Nguyễn Phú Trọng,170,Nguyễn Phúc Gia Huy,1,Nguyễn Phước Tương,1,Nguyễn Phương Hằng,1,Nguyễn Phương Hoa,7,Nguyễn Phương Uyên,2,Nguyễn Quang A,103,Nguyễn Quang Dũng,3,Nguyễn Quang Hồng Ân,1,Nguyễn Quang Hồng Nhân,10,Nguyễn Quang Khải,1,Nguyễn Quang Lập,4,Nguyễn Quang Vinh,1,Nguyễn Quốc Đức Vượng,5,Nguyễn Quốc Hoàn,1,Nguyễn Quốc Huy,1,Nguyễn Quốc Tấn Trung,1,Nguyễn Sơn Lộ,1,Nguyễn Thái Hợp,67,Nguyễn Thái Hưng,3,Nguyễn Thanh Loan,2,Nguyễn Thanh Tịnh,4,Nguyễn Thảo Chi,1,Nguyễn Thắng Cảnh,1,Nguyễn Thị Dương Hà,3,Nguyễn Thị Huệ,1,Nguyễn Thị Kim Ngân,19,Nguyễn Thị Kim Thanh,3,Nguyễn Thị Liên Hằng,1,Nguyễn Thị Mỹ Oanh,1,Nguyễn Thị Nga,2,Nguyễn Thị Ngọc Tiền,1,Nguyễn Thị Quý,1,Nguyễn Thị Tâm,16,Nguyễn Thị Thuỳ,1,Nguyễn Thị Thủy,1,Nguyễn Thị Tuyết,2,Nguyễn Thị Từ Huy,1,Nguyễn Thị Xuyến,3,Nguyễn Thiện Nhân,13,Nguyễn Thông,3,Nguyễn Thu Hằng,1,Nguyễn Thuý Hạnh,12,Nguyễn Thúy Hạnh,5,Nguyễn Tiến Trung,1,Nguyễn Trang Nhung,1,Nguyễn Trọng Nghĩa,1,Nguyễn Trọng Vĩnh,1,Nguyễn Trung Bảo,1,Nguyễn Trung Lĩnh,1,Nguyễn Trung Tôn,3,Nguyễn Trung Trực,9,Nguyễn Tuấn Khoa,1,Nguyễn Tường Thuy,1,Nguyễn Tường Thuỵ,1,Nguyễn Tường Thụy,73,Nguyễn Uyên Thùy,1,Nguyễn Văn Bá,1,Nguyễn Văn Chưởng,1,Nguyễn Văn Ðài,2,Nguyễn Văn Dũng,1,Nguyễn Văn Duyệt,1,Nguyễn Văn Đài,155,Nguyễn Văn Điển,5,Nguyễn Văn Đống,2,Nguyễn Văn Đức Độ,1,Nguyễn Văn Hải,40,Nguyễn Văn Hảo,1,Nguyễn Văn Hiến,4,Nguyễn Văn Hoá,2,Nguyễn Văn Hóa,35,Nguyễn Văn Hùng,6,Nguyễn Văn Lâm,5,Nguyễn Văn Liên,1,Nguyễn Văn Lý,1,Nguyễn Văn Miếng,8,Nguyễn Văn Nghiêm,4,Nguyễn Văn Oai,1,Nguyễn Văn Son,1,Nguyễn Văn Tài,5,Nguyễn Văn Thanh,3,Nguyễn Văn Thoan,5,Nguyễn Văn Thuận,1,Nguyễn Văn Toản,5,Nguyễn Văn Túc,1,Nguyễn Văn Tuyển,1,Nguyễn Văn Viễn,7,Nguyễn Vi Yên,2,Nguyễn Viện,1,Nguyễn Viết Dũng,9,Nguyễn Viết Tú,1,Nguyễn Vũ Bình,2,Nguyễn Vy Yên,2,Nguyễn Xuân Anh,4,Nguyễn Xuân Diện,67,Nguyễn Xuân Nghĩa,1,Người Buôn gió,39,Người con Đất mẹ,199,Người con đất mẹ: PAULUS LÊ VĂN SƠN MUỐN VỀ NƯỚC?,1,Người con đất mẹ: XUNG QUANH ĐỀ XUẤT TRANG BỊ SÚNG TRƯỜNG,1,Người Đà Lạt Xưa,2,Người đưa tin,1,người đương thời Đỗ Việt Khoa,1,người lao động,152,Người Thượng Vì Công Lý,9,nhà báo Nguyễn Đức,2,Nhà lãnh đạo Triều Tiên,20,Nhà nước Đêga,1,Nhà nước và thị trường,1,Nhà Thờ Bùi Chu,1,Nhà thờ Đức Bà Paris,3,nhà thờ Thái Hà,24,Nhà thờ Thủ Thiêm,1,nhã thuyên,5,nhã thuyên là ai,4,nhà văn Thùy Linh,5,Nhà xuất bản Tự do,5,nhạc sĩ Tuấn Khanh,5,nhân quyền,693,Nhân quyền cho Việt Nam,4,Nhân quyền Việt Nam,97,Nhân vật,7,Nhật Cường,4,Nhật Cường Mobile,1,Nhật ký yêu nước,21,Nhóm Bạn Công Nhân,1,Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện,1,Nhóm Công tác về Bắt giữ tùy tiện,1,nhóm Hiến Pháp,4,Nhóm Hỗ trợ người Thượng,1,Nhóm phượt yêu môi trường,1,Nino Huỳnh,1,NO-U,6,Non sông Việt Nam,84,Nóng: ĐẶNG THỊ HUỆ BỊ BẮT,1,Nội chính,18,nợ quốc gia,1,nước bẩn,2,NXB Kiến Tạo,1,NXB Tự Do,1,Oanh Lê,1,OpenDoors,2,Osin Huy Đức,13,ô nhiễm không khí,1,PANORAMA,1,Paul Lê Văn Sơn,1,Paulus Lê Văn Sơn,1,PAULUS LÊ VĂN SƠN MUỐN VỀ NƯỚC?,1,PEN Ameria,1,PEN America,3,Phạm Đoan Trang,2,Phạm Bá Hải,1,Phạm Cao Lâm,1,Phạm Chí Dũng,68,Phạm Chí Thành,2,Phạm Công Hải,1,Phạm Dương Đức Tùng,1,Phạm Đình Bá,1,Phạm Đình Quý,1,Phạm Đoan Trang,115,Phạm Gia Hiền,1,Phạm Hoàng,2,Phạm Minh Chính,132,Phạm Minh Vũ,70,Phạm Ngọc Hân,1,Phạm Ngọc Hưng,1,Phạm Nguyên Trường,1,Phạm Thành,9,Phạm Thanh Nghiêm,1,Phạm Thanh Nghiên,2,Phạm Thị Đoan Trang,3,Phạm Thị Hoài,2,Phạm Thị Hương Giang,1,Phạm Thị Quý,5,Phạm Văn Trội,3,Phạm Viết Đào,4,Phạm Vĩnh Lộc,2,Phạm Xuân Nguyên,1,Phan Anh,9,Phản biện,11,phản biện xã hội,35,Phan Công Hải,5,Phan Đình Sang,2,phản động lưu vong,47,Phan Hữu Điệp Anh,4,Phan Kim Khánh,6,phản quốc,35,Phan Sơn Hùng,6,Phan Sơn Tùng,6,Phan Thanh Hải,1,Phan Thị Bích Hằng,1,Phan Trung,3,Phan Văn Bình,6,Phan Văn Vĩnh,1,Phan Xuân Trung,5,Pháp Luân Công,7,phát tán thông tin xuyên tạc,2,Phát triển thiên niên kỷ,3,Phật giáo,77,Phêrô Nguyễn Văn Hùng,1,phi chính trị hóa quân đội,7,Phil Roberston,1,Phil Robertson,2,Philippine,62,Phó An My,1,Phó Thủ tướng,101,Phong Lê,1,phong trào 200k,1,phong trào biểu tình,26,Phong trào Chấn hưng Nước Việt,1,Phong trào Con đường Việt Nam,1,Phóng viên không biên giới,11,Phóng viên Không Viên giới,1,Phú Lãm,1,Phú Quốc,15,Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018,2,Phúc trình thường niên 2018 về tự do tôn giáo thế giới,1,Phuong Ngo,1,Phương Bích,1,Phương Hàng Nhật,1,Phương Ngô,1,Phương Trần,1,Phương Uyên,3,quân đội Mỹ,13,Quân Tru Ong TV,1,Quốc ca,14,Quốc hận,11,Quốc hội,462,Quốc Nội Quật Khởi,3,Quốc tế,19,Quy định không được ghi âm,20,Quỹ Fulbright,1,quy hoạch cán bộ,3,Quỹ Người Thượng,2,Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh,3,Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ngừng hoạt động,4,Radio Free Asia,1,Reporteurs Sans Frontieres,1,RFA,334,RFI,3,RISE,9,RSF,19,sai quy định,12,Sam Rainsy,3,sản xuất tại Việt Nam,4,SaveNet,2,Selena Zen,1,Song Chi,1,sông Đà,5,sở hữu đất đai,2,Sơn Tùng,1,Special Watch List,1,SÚNG TIỂU LIÊN CHO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG,1,suy thoái,85,Sử Hộ Vương,1,Sự kiện thuyền nhân,1,sửa đổi Hiến pháp,13,Tạ Duy Anh,2,Tạ Mạnh Hưng,2,Tạ Phong Tần,7,Tạ Trí Hải,1,Táo quân 2023,1,tàu kiểm ngư,2,tăng trưởng kinh tế,19,Tân Dự Tòng,2,Tân Phong,1,Tân Sơn Nhất,15,Tập Cận Bình,11,tập trung đông người trái phép,1,Tất Thành Cang,6,Thạch Cương,1,Thach Vu,1,Thái Bá Tân,5,Thái Dịch Lý Đông,1,Thái Hạo,3,Thái Văn Dung,2,Thái Văn Đường,31,tham nhũng quyền lực,2,tham nhũng vặt,1,Thanh niên Công giáo,20,Thành phố Hồ Chí Minh,153,Thanh tra Bộ Công an,1,Thanh tra Chính phủ,49,Thành ủy Đà Nẵng,10,Thảo Gạo,2,Thảo Teresa,2,thâm hụt thương mại,1,THẨM PHÁN NGUYỄN HẢI NAM VÀ GIẢNG VIÊN LÂM HOÀNG TÙNG BỊ BẮT,1,Thế chiến II,5,Thể thao,1,thị trường bất động sản,2,Thích Đàm Thoa,3,Thích Đồng Quang,1,Thích Không Tánh,1,Thích Minh Tuệ,3,Thích Ngộ Chánh,3,Thích Quảng Ðộ,1,Thích Quảng Độ,1,Thích Quảng Đức,1,Thích Tâm Phúc,1,Thích Tuệ Sỹ,1,thiết giáp,4,thỉnh vong,8,thoi su,2,thoi su nghe an,2,Thông luận,1,thời báo,80,Thời luận,1,THPT,2,thu hồi đất trái luật tại Phú Quốc,1,Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á,1,thu ngo,5,Thủ Thiêm,26,Thủ tướng,454,Thủ tướng Anh,5,THỦ TƯỚNG KỶ LUẬT 3 THỨ TRƯỞNG BỘ GTVT,1,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,46,Thủ tướng Phan Văn Khải,3,Thùy Linh,3,Thủy Tiên,1,thuyết âm mưu,22,Thường dân,15,Thường Sơn,1,tị nạn,116,Tiên Lãng,1,tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm,1,Tiến Văn,1,Tiếng Dân,3,Tiếng Dân News,7,Tiếng nói Hoa Kỳ,9,tín dụng đen,2,tin giả,1,Tin Lành đấng Christ,1,Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên,1,Tin lành Đề ga,1,Tin mừng cho người nghèo,5,tin nhanh nghe an,2,tin tuc nghe an,2,Tin tức,37,tinh nghe an,2,tịnh thất bồng lai,6,tịnh thất Sơn Linh Tự,4,Toàn Trọc,1,toi muon biet,4,Tổ chức giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất,1,tổ chức khủng bố Việt Tân,169,Tổ chức theo dõi nhân quyền,1,tổ chức tôn giáo,31,tổ chức tôn giáo bất hợp pháp,2,tổ chức VOICE,8,Tổ đồng thuận,49,Tô Hoàng Chương,1,Tô Văn Lai,1,tôn giáo,332,Tôn Phi,1,Tổng Bí thư,163,Tổng bí thư Lê Duẩn,1,tổng tư lệnh quân đội,5,Trà đá Blog,23,trạm thu phí,35,Trang Mạc,1,tranh chấp lãnh thổ,11,Trâm Anh,8,Trần Bang,12,Trần Công Khải,2,Trần Dần,1,Trần Đắc Trung,1,Trần Đình Long,1,Trần Đình Sang,13,Trần Đình Sử,2,Trần Đình Thu,4,Trần Đình Triển,8,Trần Đức,1,Trần Đức Anh Sơn,8,Trần Đức Đô,13,Trần Đức Thạch,7,Trần Hoàng Huấn,3,Trần Hoàng Phúc,1,Trần Huỳnh Duy Thức,1,Trần Huỳnh Duy Thức,11,Trần Hữu Đức,1,Trần Khải Thanh Thủy,12,Trần Mạnh Hảo,1,Trần Minh Chiến,1,Trần Ngọc Phúc,5,Trần Quốc Hoàn,1,Trần Quyết Thắng,2,Trần Quỳnh Vi,1,Trần Thị Ái Liên,5,Trần Thị Mỹ Linh,5,Trần Thị Nga,18,Trần Thị Thu,1,Trần Thị Tuyết Diệu,1,Trần Thị Xuân,4,Trần Trung Đạo,1,Trân Văn,2,Trần Văn Bá,1,Trần Văn Bang,8,Trần Văn Chánh,1,Trần Văn Hưng,1,Trần Văn Ngọc,2,Trần Văn Nhu,1,Trần Văn Quyền,1,Trần Văn Sỹ,1,Trần Văn Thành,1,Trần Vũ Hải,38,Trần Vũ Linh,1,Tre làng,565,Tre Làng: CỤC ĐIỆN ẢNH VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT,1,Tre Làng: DANH SÁCH 151 CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN GIAN LẬN THI CỬ Ở HÀ GIANG,1,Tre Làng: Đà Nẵng: THIẾU TƯỚNG GIẢ PHẠM VĂN HẢI,1,Tre Làng: FLC THẮNG KIỆN BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM,1,Tre Làng: HẠ VIỆN MỸ CHÍNH THỨC MỞ CUỘC ĐIỀU TRA LUẬN TỘI TỔNG THỐNG MỸ,1,Tre Làng: JB NGUYỄN HỮU VINH CÓ THẤY XẤU HỔ ?,1,Tre Làng: KẾT LUẬN CỦA BÀ BÁN CÁ CHỢ XANH VÀ CẢNH BÁO CỦA AIR VISUAL VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ HÀ NỘI,1,Tre Làng: Luật sư vụ VN Pharma: #039;VIỆN KIỂM SÁT TÙY TIỆN XÚC PHẠM BỘ Y TẾ#039;,1,Tre Làng: Nóng: ĐẶNG THỊ HUỆ BỊ BẮT,1,Tre Làng: THẨM PHÁN NGUYỄN HẢI NAM VÀ GIẢNG VIÊN LÂM HOÀNG TÙNG BỊ BẮT,1,Tre Làng: THỦ TƯỚNG KỶ LUẬT 3 THỨ TRƯỞNG BỘ GTVT,1,Tre Làng: TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 982 Ở BIỂN ĐÔNG,1,Tre Làng: VIỆC LÀM TRÂN QUÝ CỦA TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU HỘ CỨU NẠN HÀNG HẢI KHU VỰC I,1,Tre Làng: VIẾT BÁO,1,Tre Làng: Vô nhân đạo: TRUNG QUỐC NGĂN CẢN NGƯ DÂN VIỆT NAM TRỤC VỚT TÀU ĐẮM,1,Tre Làng: VỤ KHỦNG BỐ TẠI CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG: KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI TRƯƠNG DƯƠNG,1,Tre Làng: Vụ VN Pharma: PHÍA ẤN ĐỘ NÓI THUỐC CHỮA UNG THƯ H-CAPITA ĐẠT TIÊU CHUẨN,1,Triều đại Việt,2,Triệu Tài Vinh,1,Trịnh Bá Hạnh,1,Trịnh Bá Khiêm,6,Trịnh Bá Phương,23,Trịnh Bá Tư,9,Trịnh Hội,18,Trịnh Hữu Long,5,Trịnh Ngọc Hiên,5,Trịnh Thị Thảo,3,Trịnh Vĩnh Bình,4,Trịnh Xuân Thanh,1,trò hề dân chủ,1,trù dập,13,Tru Mộng Long,1,Trụ sở tiếp dân,25,Trung Bác sỹ,1,Trung Quốc,517,TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 982 Ở BIỂN ĐÔNG,1,Truyền thông Thái Hà,1,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương,3,Trương Châu Hữu Danh,70,Trương Châu Hữu Danh; Huỳnh Bửu Long,1,Trương Duy Nhất,75,Trương Duy Nhất "mất tích",13,Trương Huy San,15,Trương Minh Đức,17,Trương Nhân Tuấn,1,Trương Quốc Huy,4,Trương Quốc Phong,1,Trường Sa,76,Trương Thị Mai,1,Trương Thị Quý,3,Trương Văn Dũng,24,Trương Văn Khẩn,18,Trương Văn Thực,1,Trường Việt Duy Dân Ðảng,1,Trương Vĩnh Ký,1,Tù chính trị,4,tù nhân lương tâm,105,tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Vĩnh Long,3,Tu viện Minh Đạo,1,Tuấn Khanh,7,tusangnhamhiem,1,Tuyên Bố 258,1,tuyên ngôn,40,tuyệt thực,38,tự chuyển hóa,47,Từ Công Nghĩa,1,tự diễn biến,53,tự do,866,Tự do báo chí,71,Tự do báo chí quốc tế khiếm diện,1,tự do hàng hải,10,tự do ngôn luận,57,tự do tôn giáo,1,Từ Facebook,216,tự thiêu,3,tự tôn dân tộc,18,tư tưởng Hồ Chí Minh,18,tư tưởng thù địch,13,tước quân tịch,1,tướng Mỹ,1,Tường Vi,1,Ukraine,11,UNHCR,1,USCIRF,7,Uỷ ban bảo vệ ký giả,1,Ủy ban Bảo vệ Nhà báo,1,Ủy ban chính trị người Mỹ gốc Việt,1,Ủy ban Công lý & Hòa bình,1,Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam,1,Ủy ban cứu người vượt biển,1,Ủy ban cứu trợ người vượt biển,2,Ủy ban Kiểm tra Trung ương,11,Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,3,Ủy hội Quốc tế Hoa Kỳ về tự do tôn giáo thế giới,1,Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ,1,vạch mặt,50,Vạn Thịnh Phát,1,Vàng Chỉnh Mình,2,vàng mã,6,Vành đai và Con đường,6,Văn bút Hoa Kỳ,2,Văn Công Hùng,1,Văn đểu,7,Văn đoàn độc lập,11,văn hiến,21,văn hóa giữ nước Việt Nam,4,văn kiện Đại hội,3,Văn Mai Hương,2,Văn Toàn,1,Vấn đề nóng,3144,Venezuela,42,Vi Đức Hồi,1,Vì Việt Nam thịnh vượng,1,Vi Yên,5,Video,17,Viet Nam,4,viet nam cong hoa,5,viet nam conghoa 2012,5,viet nam conghoaa 2012,5,Vietnam Human Rights Network,1,VIỆC LÀM TRÂN QUÝ CỦA TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU HỘ CỨU NẠN HÀNG HẢI KHU VỰC I,1,VIẾT BÁO,1,Việt Nam Mới,116,Việt Nam Times,3,Việt Tân,868,Việt tự do,1,Vinashin,1,Vince Nguyễn,1,vinh danh chế độ bù nhìn,1,Võ An Đôn,2,Võ Hồng Ly,2,Võ Kim Cự,1,Võ Thanh Thời,1,Võ Văn Ái,1,Võ Văn Tạo,3,Võ Xuân Sơn,3,VOA,36,VOA Tiếng Việt,11,VOICE,59,Vô nhân đạo: TRUNG QUỐC NGĂN CẢN NGƯ DÂN VIỆT NAM TRỤC VỚT TÀU ĐẮM,1,Vũ “nhôm”,3,Vũ Hùng,1,VỤ KHỦNG BỐ TẠI CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG: KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI TRƯƠNG DƯƠNG,1,Vũ Kim Hoàng,1,Vũ Ngọc Sửu,1,Vũ Nhôm,1,Vụ nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên,8,Vũ Quang Thuận,2,Vũ Quốc Ngữ,2,Vũ Thế Khanh,2,Vũ Thị Kim Hoàng,2,Vũ Văn Ninh,2,Vụ VN Pharma: PHÍA ẤN ĐỘ NÓI THUỐC CHỮA UNG THƯ H-CAPITA ĐẠT TIÊU CHUẨN,1,Vừ Thị Dợ,4,vườn rau Lộc Hưng,13,Vườn rau Lộc Hưng,65,Vương Đình Huệ,18,Vương quốc Mông,1,Vượng Râu,11,Vương Văn Hồng Nam,1,Vy Oanh,1,Vy Yên,2,WGAD,2,WikiLeaks,1,Will Nguyễn,9,xã Đồng Tâm,1,Xã hội,11,xã hội chủ nghĩa,73,xã hội dân sự,13,xả súng,6,XẤU,3,xây dựng Đảng,4,xoá đói giảm nghèo,2,XÓA TƯ CÁCH THỨ TRƯỞNG ĐỐI VỚI ÔNG NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG,1,Xuân Dương,1,xuất nhập khẩu,6,XUNG QUANH ĐỀ XUẤT TRANG BỊ SÚNG TRƯỜNG,1,xử lý vi phạm,28,Y Mút Mlô,1,Y Pŏ Mlô,1,Y Quynh Bdap,9,Yên Lĩnh,4,YSEALI,1,Zelensky,2,
ltr
item
Hồ sơ dân chủ: Tiểu sử Phạm Đoan Trang
Tiểu sử Phạm Đoan Trang
https://i2.wp.com/1.bp.blogspot.com/-Hwu_X2pZ87w/XcSdTlEqLbI/AAAAAAAABvw/mXZHbxx5Ji4Jdbg2OxPv6lTjWPvJHe7CACLcBGAsYHQ/s1600/01.png?w=696&ssl=1
Hồ sơ dân chủ
https://www.hosodanchu.com/2020/12/tieu-su-pham-oan-trang.html
https://www.hosodanchu.com/
https://www.hosodanchu.com/
https://www.hosodanchu.com/2020/12/tieu-su-pham-oan-trang.html
true
199778699987007369
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả bài viết Xem thêm Phản hồi Hủy bỏ phản hồi Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All BẠN NÊN XEM CHỦ ĐỀ ARCHIVE TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT KHÔNG TÌM THẤY BÀI VIẾT PHÙ HỢP VỚI TỪ KHÓA BẠN TÌM KIẾM Về trang chủ Chủ nhật Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng C9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Jan Feb Mar Apr Tháng 5 Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content