Những ngày tháng 12 này tròn 10 năm trước, thế giới bỗng sục sôi với một loạt chính biến ở Châu Phi và Trung đông – sự kiện mà được truyền ...
Những ngày tháng 12 này tròn 10 năm trước, thế giới bỗng sục sôi với một loạt chính biến ở Châu Phi và Trung đông – sự kiện mà được truyền thông phương Tây gọi với cái tên mỹ miều “Mùa xuân Ả Rập”. Nhưng cũng giống như “Cách mạng Cam”, “Cách mạng nhung”, “Cách mạng hoa nhài”, “Mùa xuân Ả Rập” không phải là mùa xuân của thời tiết trong lành, với những hoa thơm, quả ngọt, mà là “mùa xuân” của các cuộc khủng hoảng toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, nó diễn ra không chỉ ở mỗi quốc gia, mà còn đối với toàn khu vực.
BỐI CẢNH
Ngày 17/12/2010, một người bán hàng rong tên là Mohamed Bouazizi đã tự thiêu trước Tòa thị chính sau khi Chính quyền nơi đây không xem xét giải quyết khiếu nại của anh ta để phản đối việc bị một nữ Thanh tra Cảnh sát tát vào mặt khi Bouazizi phản đối việc thu giữ gánh hàng rong của anh ta do buôn bán lấn chiếm lòng đường và Bouazizi sau khi mặc cả với viên Thanh tra Cảnh sát về “7 USD làm luật” đổi lại gian hàng của anh không bị tịch thu nhưng Cảnh sát không đồng ý và tịch thu xe hàng của anh! (nghe có vẻ quen ở xứ nào đó khi NGHÈO được lấy làm lý do đứng trên Luật đã khiến nhiều Công an phải bị kỷ luật chỉ vì làm đúng quy định pháp luật).
Mohamed Bouazizi là một người thất nghiệp nhiều năm và anh tự thiêu đúng thời điểm Thủ tướng Ali Larayedh tham dự bỏ phiếu tín nhiệm từ Quốc hội lập hiến quốc gia đối với Chính phủ Hồi giáo của ông. Việc bỏ phiếu tín này nếu thông qua sẽ quốc gia Tunisia có được Chính phủ mới với hệ thống chính trị đảm bảo kết thúc những căng thẳng trong nội bộ đảng Ennahda và nhiều người Tunisia hy vọng điều này sẽ dẫn đến chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Bắc Phi, đồng thời những cải cách hành chính mà trước đó ông Ali Larayedh khi còn là Bộ trưởng Nội vụ đã cho thực hiện đều đang mang lại hiệu quả, tỉ lệ thất nghiệp ở nước này giảm từ 21% xuống 17%. Và rõ ràng nếu cuộc bỏ phiếu này thuận lợi thì chẳng còn “cơ hội” nào can thiệp được vào quốc gia này khi nó đang bắt đầu đi đúng hướng! Thời điểm chuyển giao quyền lực luôn là “Thời Cơ” tốt nhất để thực hiện âm mưu “lật đổ, bạo loạn”!
Hình ảnh của Bouazizi đã khơi dậy sự bi phẫn của người dân Tunisia lâu nay bị bị o ép bởi sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo, dẫn tới một loạt cuộc biểu tình ở Tunisia. Được hà hơi và giúp sức bởi tầng lớp trí thức chống đối Chính quyền do Mỹ nuôi dưỡng… Bởi những thành phần trí thức luôn có tư tưởng cấp tiến theo hệ thức dân chủ phương Tây trước một chế độ chỉ cần nắm quyền lâu dài thì được gán là “độc tài”, các tổ chức, cá nhân có tư tưởng chống đối đã được Hoa Kỳ xây dựng từ năm 2007 và đã gây được tiếng vang khi buộc Chính quyền đương nhiệm phải tổ chức tổng tuyển cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu, tuy nhiên ngày 25 tháng 10 năm 2009, cuộc tuyển cử quốc gia đã được tổ chức tại Tunisia. Cuộc tuyển cử gồm một cuộc bầu cử tổng thống và một cuộc bầu cử nghị viện. Tổng thống đương nhiệm Zinedine Ben Ali giành một thắng lợi lớn, với 89.62% số phiếu. Đối thủ chính của ông, Mohamed Bouchiha, nhận được 5.01% số phiếu, sau được bổ nhiệm vào vị trí Thủ tướng. Nhưng vì năng lực điều hành Mohamed Bouchiha kém nên ông ta đã bị thay thế bởi Ali Larayedh…
3 chính phủ đã bị lật đổ, tại Tunisia vào ngày 14 tháng 1, Ai Cập vào ngày 11 tháng 2 năm 2011 và Libya vào ngày 20 tháng 10 cùng năm. Các chính phủ đầu tiên bị lật đổ là kết quả của các cuộc biểu tình tại Tunisia (một sự kiện được gọi là cuộc Cách mạng hoa nhài trong truyền thông phương Tây) khi cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã trốn sang Ả Rập Saudi. Sự chú ý của thế giới sau đó tập trung vào Ai Cập, nơi cuộc biểu tình lớn bắt đầu vào ngày 25 tháng 1 năm 2011. Sau 4 ngày kể từ ngày cuộc biểu tình, Tổng thống Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm qua, đề nghị cải cách nhưng cá nhân không từ chức, dù sự từ chức của ông là mục tiêu của những người biểu tình. Vào ngày thứ tám cuộc biểu tình tiếp tục, thậm chí còn thu hút người biểu tình nhiều hơn từ mọi tầng lớp xã hội, ông tuyên bố ông sẽ từ chức chỉ trong tháng 9 và sẽ không tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ tổng thống trong cuộc bầu cử sắp tới. Khoảng thời gian đó, vua Jordan Abdullah đã bổ nhiệm một thủ tướng mới. Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, tuyên bố rằng ông cũng sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ nữa sau 32 năm cầm quyền. Sau ngày mười tám của cuộc biểu tình không dừng ở các thành phố lớn tại Ai Cập, Mubarak cuối cùng đã từ chức vào ngày 11 tháng 2. Tại Libya tổng thống Gaddafi bị bắn chết khi trốn chạy vì thua trận quân đội nổi dậy.
NGUYÊN NHÂN
Mổ xẻ ra thì rất nhiều (sự can thiệp của Mỹ và phương Tây, sự bất ổn tiềm ẩn bên trong…), nhưng bài tổng hợp này chỉ xin nói lên một nguyên nhân trực tiếp và dễ nhận thấy nhất, đó là truyền thông mạng xã hội. Có thể nói, Vai trò quan trọng của truyền thông xã hội trong những cuộc nổi dậy Ả Rập đã được thảo luận rất nhiều. Nhiều người cho là truyền thông xã hội là thủ phạm chính của các cuộc nổi dậy, trong khi những người khác cho đó chỉ là những công cụ. Dù cho là thế nào thì truyền thông xã hội cũng chứng minh cho thế giới thấy sức mạnh của nó. Những thông tin được truyền đạt cho thế giới cơ hội theo dõi tình hình mới nhất của các cuộc nổi dậy và tạo điều kiện để tổ chức những cuộc nổi dậy dễ dàng hơn. Chín trong số mười người Ai Cập hay Tunisia trả lời trong một cuộc thăm dò là họ đã dùng Facebook để tổ chức các cuộc nổi dậy và truyền đạt những ý tưởng. Thêm nữa, 28% người Ai Cập và 29% người Tunisia trong cùng cuộc thăm dò nói, ngăn cản vào Facebook làm cản trở hay làm gián đoạn sự liên lạc. Những bằng chứng kế tiếp để cho thấy vai trò quan trọng của truyền thông xã hội là nó được dùng gấp đôi trong thời kỳ phản đối hơn là lúc bình thường.
Việc truyền thông xã hội phổ biến cho thấy nhóm nào là nhóm quan trọng trong việc cung cấp lực lượng cho mùa xuân Ả Rập. Giới trẻ đã châm dầu vào những cuộc nổi dậy tại các nước Ả Rập khác nhau bằng cách dùng những khả năng của thế hệ trẻ trong truyền thông xã hội, không những chỉ ở các nước Ả Rập mà ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Vào ngày 5/4/2011, con số người dùng Facebook tại các quốc gia Ả Rập đã vượt qua số 27,7 triệu người.
Một số người khác cho rằng, truyền hình trực tiếp và liên tục của Al Jazeera và thỉnh thoảng trực tiếp của BBC News và các đài khác, rất quan trọng cho cuộc cách mạng tại Ai Cập vào năm 2011 vì nó ngăn cản những bạo động lớn gây ra bởi chính quyền Ai Cập tại công trường Tahir, khi so sánh với những bạo động lan tràn ở Libya vì thiếu những loạt bài truyền hình kiểu này. Khả năng của những người phản đối tập trung những cuộc biểu tình vào một nơi và được tường thuật trực tiếp rất quan trọng tại Ai Cập, nhưng không thể có được tại Libya, Bahrain và Syria.
Nhiều loại tài liệu bằng hình và video cũng được dùng để thông tin. Những loại tài liệu bằng hình ảnh này được loan truyền mọi nơi trên mạng, không chỉ diễn đạt một khoảng khắc nào đó, mà trình bày lịch sử các quốc gia Ả Rập, và những thay đổi sẽ tới. Qua truyền thông xã hội, những lý tưởng của các nhóm nổi dậy, cũng như tình trạng hiện thời tại mỗi quốc gia đã nhận được chú ý quốc tế.
HỆ QUẢ
Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Tunisia là đất nước hợp pháp hóa nạo thai, giáo dục đứng thứ 17, và quyền phụ nữ sánh ngang với các nước Châu Âu. Về kinh tế, Tunisia được xếp hạng là nền kinh tế có tính cạnh tranh cao nhất châu Phi và đứng hàng 40 thế giới theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Phụ nữ quay trở lại thế kỷ XV về quyền của bản thân, kinh tế èo uột. Và chính trị lâm vào bế tắc. Thất nghiệp tăng lên hơn 40%, các chính phủ Dân Chủ lần lượt lên rồi xuống, hiếp dâm, ma túy hoành hành. Hơn 3.000 người Tunisia vốn trước đó là nông dân thì nay đang chiến đấu cho các nhóm khủng bố Hồi giáo tại Iraq và Syria.
Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Ai Cập tĩnh lặng như Kim Tự Tháp, du lịch phát triển và người dân sống bên sông Nile.
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Ai Cập cứ 1 năm 6 tháng thay 1 tổng thống, biểu tình xảy ra khắp nơi. Và nữ phóng viên Châu Âu bị hiếp dâm đều đều nếu cứ lang thang vào đó đưa tin.
Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: tổng thống Gaddafi hồi còn tại vị đã đưa ra sắc lệnh “có nhà ở được coi là một quyền tự nhiên của con người và được chính phủ cấp miễn phí.” Nhắc lại, cấp miễn phí. Người dân Libya được dùng điện miễn phí. Xăng thì chỉ có giá 0,14 USD/lít. Thủ tướng Ý hôn tay Gaddafi và “Xin lỗi vì đã đô hộ, tôi đền bù 2 tỷ đô cho Lybia” (Pháp sao không làm vậy với Việt Nam đi).
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Gaddafi hiện lên là tên dâm đãng và khát máu, đất nước vô chính phủ trong một thời gian dài. Mọi công lao của ông bị phủ nhận sạch trơn. Trong khi đó, Sakozy, cái tay tổng thống Pháp đi đầu trong việc không kích Lybia, chính là người đã được Gaddafi cho tiền để tranh cử cách đó 5 năm (Mới bị khui và bị bắt gần đây).
Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Syria bình an và Damacus luôn là điểm đến đẹp đẽ của một chứng nhân về vương quốc hồi giáo từng thống trị thế giới.
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Hàng ngàn người chết, hơn triệu người tàn phế, thương tật vĩnh viễn và hàng triệu dân thường chạy nạn sang châu Âu-Mỹ.
Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: người dân Trung Đông tuy được cho là nghèo khổ nhưng họ sáng đi làm, tối về ngủ trong mái nhà, hàng ngày vẫn vui chơi với con cái và người thân!
Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: hàng triệu người Trung Đông phải bán nhà, bán đất đem tiền cho bọn tổ chức vượt biên qua Biển để trốn khỏi vùng đất chiến tranh, hàng trăm ngàn người đã nằm lại dưới đáy biển, hàng triệu người sống vất vưởng trong các trại tị nạn ở khắp Nam Âu và Tây Âu, hàng ngàn bé gái bị bắt cóc, hãm hiếp, bị biến thành nô lệ tình dục. Hàng trăm phụ nữ châu Âu bị đàn ông Trung Đông hãm hiếp…
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Thứ nhất, các nhà lãnh đạo và những người nằm trong bộ máy công quyền luôn cần phải có quan điểm vì dân, vì nước, xây dựng bộ máy lãnh đạo trong sạch vững mạnh, luôn biết quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân và tạo sự công bằng trong xã hội.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng của các nước đã bị “mùa xuân Ả-rập” quét qua, các nhà lãnh đạo bị lật đổ của các nước này đều đã từng được coi là những người anh hùng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập cho dân tộc của họ.
Khi cơ cực, họ là những người anh hùng, thế nhưng khi được hưởng giàu sang phú quý, thì họ đã không còn là chính mình.
Một số vị đã trở nên độc đoán, chuyên quyền, tham ô, tham nhũng, không còn quan tâm một cách đầy đủ đến cuộc sống của người dân, dẫn đến toàn bộ bộ máy công quyền cũng trở nên quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân.
Hậu quả đem đến là một xã hội thiếu dân chủ, mất công bằng, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tệ nạn xã hội hoành hành, tạo nên những bức xúc trong lòng xã hội.
Và đây cũng chính là “điểm yếu”, là kẽ hở để các thế lực bên ngoài can thiệp, kích động, lôi kéo người dân, làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội, để rồi bị đẩy lên cao trào trở thành các cuộc nổi dậy, biểu tình lật đổ chính phủ.
Thứ hai, hãy lấy dân làm gốc và đừng bao giờ đổ lỗi cho người dân về những bất ổn chính trị – xã hội của đất nước.
Người dân ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, họ chỉ luôn quan tâm đến những quyền lợi trực tiếp và trước mắt của họ, đó là cuộc sống bình yên, là cơm áo, gạo tiền, là các giá trị phổ quát mà họ có quyền được hưởng như quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Chính trị đối với những người dân bình thường cũng không ở đâu xa mà chính là cuộc sống của họ.
Cho nên, lãnh đạo các nước muốn giữ được địa vị của mình thì hãy lấy dân làm gốc, lấy dân làm nền tảng cho những quyết sách chính trị của mình.
Khi nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, họ sẽ ủng hộ chính quyền, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chính quyền, họ sẽ không phải nghe ai, đi theo ai để làm đảo lộn cuộc yên bình của họ.
Thực tế của “Mùa xuân Ả-rập” đã chỉ ra rằng, người dân chỉ là công cụ và là nạn nhân của các cuộc tranh giành quyền lực.
Bởi vậy, đừng nên và đừng bao giờ đổ lỗi cho người dân về những bất ổn chính trị – xã hội, mà nguyên nhân sâu xa lại do chính những người cầm quyền tạo ra.
Còn đối với người dân, cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước bất kỳ lời mời gọi nào từ các thế lực ngoại bang. Chỉ có dân tộc mình mới quyết định được tương lai của chính mình, nếu không sẽ trở thành con rối, hay miếng mồi cho kẻ khác.
Thứ ba, cần phải xây dựng một tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ lãnh đạo và lựa chọn đúng những người có đủ đức, đủ tài vào các chức vụ chủ chốt trong bộ máy công quyền.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới “Mùa xuân Ả-rập” là tình trạng phe phái trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đất nước theo những toan tính cá nhân thực dụng vì đặc quyền đặc lợi của gia tộc và các nhóm lợi ích;
Khiến nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết và phân hóa sâu sắc, từ đó làm suy giảm lòng tin và gây bất bình trong nhân dân.
Do đó, giới lãnh đạo các nước nếu thực sự vì dân, vì nước, cần phải tạo ra một tinh thần đoàn kết chặt chẽ, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng phe phái, đối lập trong nội bộ;
Và hãy công tâm, chính xác trong việc lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy công quyền.
Đừng vì những lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm trước mắt mà sử dụng những người không đủ phẩm chất, năng lực, sẽ tạo nên những “con sâu, con mọt” gây hại cho đất nước, cho chế độ.
Thứ tư, cần phải có chính sách đúng đắn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, giữ vững độc lập tự chủ cả về kinh tế và chính trị.
Sự phát triển bền vững của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
Nếu nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và suy thoái, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói gia tăng, đời sống của nhân dân lâm vào cảnh túng quẫn thì đất nước sẽ rơi vào mất ổn định chính trị.
Chính cục diện này sẽ tạo điều kiện cho các thế lực bên ngoài lôi kéo và kích động nhân dân biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền, làm sụp đổ chế độ.
Do vậy, giới lãnh đạo cần phải có chính sách đổi mới, quan tâm chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo việc làm và các phúc lợi xã hội.
Có quan điểm chính trị đúng đắn, độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc, không để cho các thế lực bên ngoài thao túng cả về kinh tế và chính trị, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.
Có thể nói rằng, “Mùa xuân Ả-rập” đã cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ một bài học về độc lập, tự chủ và lấy dân làm gốc trong các quyết sách chính trị của giới cầm quyền.
Vì vậy, từ người lãnh đạo cao nhất, cho đến các đảng phái đối lập và những người dân bình thường hãy đừng bao giờ mơ mộng và ảo tưởng về một “mùa xuân” như đã từng xảy ra ở Trung Đông – Bắc Phi, bởi sẽ không ai lo cho mình bằng chính tự mình nắm lấy vận mệnh của mình.
Nguồn tham khảo:
MÙA XUÂN Ả RẬP “KHỞI ĐẦU” VÀ SỰ “TÀN LỤI” – Ban tuyên giáo – Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình (hochiminhcity.gov.vn)
Bài học xương máu từ “Mùa xuân Ả-rập” – Giáo dục Việt Nam (giaoduc.net.vn)
Nguyên nhân thật sự của “mùa xuân A-rập” (dangcongsan.vn)
Trần Hoàng Chinh
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ
http://hoicodo.com/718017/nhin-lai-10-nam-mua-xuan-a-rap-bai-hoc-nao-cho-viet-nam/
PHẢN HỒI