Tháng trước, một số gương mặt trong dư luận phi chính thống bắt đầu phản đối những dự án xây dựng có thể có doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu. Chẳng hạn, Nguyễn Ngọc Chu viết rằng làm tuyến đường sắt Hà Khẩu - Lào Cai, Hải Phòng là "vay tiền của Trung Quốc, chịu gánh nợ cả gốc lẫn lãi, rồi để làm đường sắt cho Trung Quốc trên lãnh thổ nước ta". Mạnh Quân viết rằng nếu doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc - Nam, thì Việt Nam sẽ rơi vào "bẫy nợ" của Trung Quốc.
Sang tuần qua, giới chống đối tập trung khai thác các diễn biến của dự án đường cao tốc Bắc - Nam, để khơi dậy sóng truyền thông bài Trung cực đoan, nhằm phục hồi phong trào biểu tình và công kích Nhà nước. Để làm việc này, họ đã tổ chức 2 hoạt động.
Trong hoạt động thứ nhất, ngày 20/03, 7 tổ chức chống đối đã cùng soạn một tuyên bố phản đối dự án và kêu gọi cộng đồng ký tên. Bản tuyên bố đòi loại các nhà thầu Trung Quốc ra khỏi dự án, chỉ cho các nhà thầu Nhật và Âu-Mỹ tham gia đấu thầu. Bảy tổ chức cùng ký vào bản tuyên bố này có thể được chia thành 4 nhóm - là Diễn đàn Xã hội Dân sự của Nguyễn Quang A, Defend the Defenders của Vũ Quốc Ngữ, Nhóm Vì Môi Trường của Nguyễn Thị Bích Ngà, và các “Nghiệp đoàn” của Tôn Phi. Sau 10 ngày, chỉ có thêm 443 cá nhân ký tên vào bản tuyên bố.
Trong hoạt động thứ hai, ngày 31/03, linh mục Nguyễn Đình Thục đã cho giáo dân xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An căng biểu ngữ để phản đối dự án. Những khẩu hiệu mà họ dùng bao gồm các câu "Không ai được thờ ơ với vận mệnh đất nước", "Tẩy chay các dự án đầu tư từ Trung Quốc", "Nếu chính phủ tự ý để nhà thầu Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam, chúng tôi sẽ xuống đường phản đối"... Nhân đó, trang Facebook của đảng Việt Tân bình luận rằng "sẽ có biểu tình" nếu công ty Trung Quốc trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc - Nam.
Trong quá trình tuyên truyền, giới chống đối nhấn mạnh rằng nhiều dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện ở Việt Nam, mà tiêu biểu là dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội, đã không đảm bảo về mặt chất lượng, tiến độ, đồng thời làm phát sinh tin đồn về tham nhũng. Ngoài ra, họ cũng tận dụng các phát ngôn gây tranh cãi trong quá khứ của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể để tuyên truyền.
Nhìn vào chất lượng và tiến độ của một số dự án xây dựng do nhà thầu Trung Quốc thực hiện ở Việt Nam, như dự án đường sắt trên cao tại Hà Nội, ta có thể hiểu vì sao dư luận không muốn nhà thầu Trung Quốc trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc - Nam. Bởi vậy, nếu dư luận đề nghị cơ quan quản lý đánh giá hồ sơ của nhà thầu Trung Quốc một cách kỹ lưỡng, khắt khe hơn, sao cho không để lọt những chiêu trò mà họ thường dùng, thì đó là một yêu cầu hoàn toàn hợp lý.
Trong khi đó, nếu dư luận đòi Nhà nước loại bỏ mọi công ty Trung Quốc ra khỏi các cuộc đấu thầu dự án công trình công cộng, thì sẽ có hai vấn đề phát sinh. Thứ nhất, khi làm vậy, Việt Nam sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao với Trung Quốc, khiến người dân ở cả hai bên chịu nhiều thiệt hại về mặt kinh tế. Thứ hai, do để ác cảm chính trị can thiệp sâu vào các quan hệ thương mại, Việt Nam sẽ không được quốc tế coi như một nền kinh tế thị trường. Như vậy, qua yêu sách thô thiển, hẹp hòi của Diễn đàn Xã hội dân sự, CLB Lê Hiếu Đằng và các tổ chức ăn theo, ta thấy nhóm người này không còn đủ tỉnh táo để tham gia chính trị, có lẽ do tuổi tác.
Còn khi linh mục Nguyễn Đình Thục căng biểu ngữ "Không ai được thờ ơ với vận mệnh đất nước", dường như ông Thục đã vượt quá thẩm quyền của mình. Thứ nhất, ông không có tư cách đại diện cho "đất nước" để phát biểu; thứ hai, ông không có quyền áp đặt quan điểm chính trị cho người khác. Những gì của Caesar, xin ông Thục trả cho Caesar.
Sau cùng, nếu đảng Việt Tân muốn lợi dụng chủ đề này để phát động các cuộc biểu tình, bạo loạn chống chế độ, như từng làm trong vụ "cách mạng cá" trước đây, những người tham gia đảng này nên sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nguồn: Loa Phường
0 Nhận xét