Uyên nổi tiếng, không ai phủ nhận điều đó nhưng nỗi tiếng không có nghĩa muốn làm gì thì làm. Nên chăng một người nổi tiếng như Uyên cũng nên biết cách tự bảo về mình trước những trào lưu xấu, bởi nếu thực hiện "ăn theo" thì cơ hồ những gì cố gắng bấy lâu sẽ tan biến vào cõi hư vô và tiếc nuối của chính Uyên. Uyên sẽ khôn còn nổi tiếng bởi những "hành động yêu nước" vừa qua nữa; cố sẽ đại diện cho lớp thanh niên, học sinh chỉ biết ăn theo và nói leo, không có chính kiến, sống không có lí tưởng riêng và chỉ biết đăng đàn để phụ họa cho những vở kịch đã trở nên quá lỗi thời. Tuy vậy, bản thân Uyên không hề biết được điều đó và chắc cô cũng không cần biết.
Trước đó không lâu, với những "hành động yêu nước" tân thời dù Uyên thoát khỏi vòng lao lý của cánh cổng nhà tù nhưng Trường Đại học Công nghệ thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã tước đi con đường đến lớp của cô nữ sinh này chỉ vì những sai phạm khó dung thứ vừa qua. Và suy cho cùng trong sự việc này, Uyên là kẻ bị động, bị động đến nỗi cô không hiểu được nguyên nhân mình bị đuổi và lí giải tại sao người ta dám đuổi học cô? Và khi cô mường tượng, hiểu ra cơ sự thì tất cả đã quá muộn. So sánh với những gì Uyên đã từng làm, từng tuyên bố thì việc bị đuổi học đến quá nhanh, không phù hợp với phong cách và cá tính của cô: Chủ động trong mọi sự việc. Đây cũng là điểm nhấn đề những người yêu quý biết, nhớ và ủng hộ Uyên. Với bản tính không chịu thua cuộc, ăn thua trong từng hành động Uyên đã cố gắng vớt vát lại những điều có thể trong sứ vụ vừa qua. Uyên không muốn mọi chuyện mới diễn ra vừa qua sẽ trở thành điểm nhấn, cái mốc để công chúng thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về một thanh niên như cô. Cô quyết phải làm một điều gì đó và cô "Tuyên bố ra khỏi Đoàn Đảng". Trong tuyên bố viết tay của mình, Uyên Viết:
Nội dung lời tuyên bố của Phương Uyên như sau:
"Tôi tên Nguyễn Phương Uyên, là đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gần 6 năm hoạt động. Nay tôi tuyên bố chính thức ra khỏi đoàn vì: Đoàn thanh niên là lực lượng tiên phong trong các công tác của xã hội với khẩu hiệu "ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên". Thực tế họ đã quay lưng bỏ chạy với trọng trách của họ. Và tôi cảm thấy họ không xứng đáng để tôi tiếp tục có mặt trong hàng ngũ của họ nữa.
Không biết từ bao giờ mà bản thân tôi ghét cay, ghét đắng những kiểu "tát nước theo mưa", mượn gió bẻ măng, nhân câu chuyện để đánh bóng tên tuổi của mình. Bởi làm như vậy không chỉ phản ánh sự bất tài của "thân chủ" trong câu chuyện mà phần nào lột tả được bản chất".
Với tuyên bố và những lời lẽ trong văn bản nói trên, người ta không bất ngờ về việc Uyên làm như vậy. Đó cũng có thể xem là sự tri ân của lớp hậu bối đối với những sự ủng hộ từ phía ông Đằng, ông Phạm Chí Dũng trong việc phản đối trường Đại học Công nghệ thực phẩm TP Hồ Chí Minh đuổi học Uyên. Chỉ tiếc rằng, ông Đằng, ông Dũng đã làm hỏng một thể hệ thanh niên có nhiệt huyết, có trí tuệ như Uyên.
Mẹ Đốp
Nguồn: Mõ làng
0 Nhận xét