$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

TẠI SAO CHIẾN TRANH VẪN CÓ THỂ XẢY RA Ở CHÂU Á?

SHARE:

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cu...

Nếu như chúng ta quan niệm về chiến tranh giống như ông cha ta – rằng chiến tranh là những cuộc xung đột lớn giữa các cường quốc, cướp đi cuộc sống yên bình của hàng tỉ người và làm đảo lộn trật tự thế giới – thì chiến tranh dường như không còn có thể xảy ra ở châu Á. Hơn 30 năm qua, Đông Á tận hưởng nền hòa bình có lẽ chưa từng được biết đến trước đó. Trong khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kì đang duy trì mối quan hệ hòa bình – hợp tác. Hơn thế nữa, ngoài những sự cố nhỏ tại quần đảo Trường Sa, không một cường quốc lớn nào ở Đông Á đã sử dụng vũ lực để chống lại các nước khác trong khu vực Châu Á kể từ sau chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Trong 40 năm qua, các thành viên của ASEAN đã cam kết không dùng vũ lực để chống lại nhau; những vấn đề khó liên quan đến Đài Loan, Triều Tiên và quần đảo Trường Sa đã được quản lý hiệu quả, và những vấn đề gai góc của Đông Dương cũng đã được giải quyết. Các cuộc xung đột nhỏ lẻ vẫn còn có thể xảy ra ở những điểm nóng như biên giới Thái Lan- Myanmar. Rủi ro thực sự vẫn còn xuất hiện ở khu vực vành đai Tây Á, trong đó có nguy cơ về chiến tranh lớn, thậm chí là chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan chưa đủ mạnh để châm ngòi cho một cuộc chiến lớn nổ ra ở Đông Á.


Trong khi đó, hầu hết các nước trong khu vực đều đang tận hưởng những phát triển đáng kể về chính trị và xã hội khi các chế độ chuyên chế (trừ một số ngoại lệ) từ Indonesia cho tới Hàn Quốc đã ít nhiều chuyển sang chế độ dân chủ trong hòa bình. Đáng lưu ý nhất là nền kinh tế trên khắp Đông Á đã và đang tăng trưởng với tốc độ ngoạn mục, tiến tới đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Châu Á hiện đã hội nhập toàn diện với dòng chảy ngày càng nhanh của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và nguồn nhân lực từ đất nước này tới đất nước khác. Kết quả là những hợp tác về chính trị, hội nhập về kinh tế đã thúc đẩy thành lập các thể chế khu vực, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), ASEAN+3 (gồm ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). Những tổ chức này dù còn khá khiêm tốn so với các tổ chức ở Châu Âu, chí ít cũng là một khởi đầu cho việc xây dựng các thể chế có khả năng quản lý các vấn đề khu vực trong những thập kỉ tới. Như vậy, người ta rất khó hình dung ra một cuộc “chiến tranh” theo nghĩa truyền thống lại có thể xảy ra ở một Châu Á như hiện nay.

Thế nhưng, nếu trật tự ở Đông Á khiến người ta nghĩ rằng chiến tranh không thể xảy ra hiện nay thì câu hỏi liệu chiến tranh có xảy ra ở Châu Á trong tương lai hay không còn phụ thuộc vào câu trả lời đối với câu hỏi phần nào sâu xa hơn: Liệu Châu Á có khả năng duy trì trật tự mà nó đã có trong suốt những thập kỉ qua hay không? Nếu như khả năng đó xảy ra, tương lai của Châu Á sẽ được đảm bảo và tầm nhìn về một nền hòa bình vĩnh cửu của Immanuel Kant sẽ được thực hiện sau một chặng đường dài.1 Nếu không, một cuộc chiến tranh lớn giữa các cường quốc không những vẫn có thể xảy ra mà thậm chí còn có thể xảy ra với xác suất cao.

Việc người ta có lạc quan cho rằng trật tự trong những thập kỉ gần đây sẽ được giữ nguyên, hay bi quan rằng nó sẽ sụp đổ, phụ thuộc một phần vào những lý giải của họ về nền hòa bình trong những thập kỷ vừa qua. Rất nhiều người tin rằng nền hòa bình của Châu Á là một sản phẩm của sức mạnh không gì có thể phá vỡ được của lịch sử, điều làm xoay chuyển hình thái xã hội thế giới từ một thế giới do các quốc gia- dân tộc thống trị sang một hệ thống mà ở đó các chủ thể phi nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất và cũng tạo ra những mối đe dọa đáng lo ngại nhất.2 Trong trật tự thế giới mới này, nguy cơ xảy ra những cuộc xung đột truyền thống lớn dường như luôn có chiều hướng giảm đi. Cách nhìn nhận này có xu hướng lạc quan về lịch sử, thậm chí mang chút ít hơi hướng của chủ nghĩa Mác, với niềm tin vào tiến trình lịch sử không gì có thể lay chuyển được. Những người ủng hộ quan điểm này có xu hướng coi trật tự hòa bình của Châu Á là một thực tế bền vững, họ tin rằng các cá nhân thậm chí các nhà nước lớn chỉ có rất ít hoặc không có quyền điều khiển tiến trình lịch sử vốn đã sản sinh ra chính trật tự đó. Họ tin rằng trật tự hòa bình đó sẽ tồn tại lâu bền, bất chấp những hành động của các cá nhân hay chính sách của các quốc gia.

Quan điểm bi quan hơn có bản chất bảo thủ theo lối truyền thống. Phe ủng hộ quan điểm này cho rằng không hề có bất kì sự chuyển đổi căn bản nào trong xã hội quốc tế, họ cho rằng nền hòa bình trong các thập kỉ qua của Châu Á được tạo ra bởi sự may mắn và bởi chính sự kết hợp ngẫu nhiên, tình cờ và có thể không bền vững của một chuỗi các sự kiện và hoàn cảnh khác nhau. Nói cách khác, họ tin rằng nó là sản phẩm của sự may mắn, được hỗ trợ bởi những quyết định đúng đắn của các lãnh đạo nhà nước. Họ thừa nhận khả năng rằng những rủi ro và những quyết định thiếu khôn ngoan có thể làm đảo lộn vận may kia và phá hủy nền hòa bình. Do đó, họ không cho rằng nền hòa bình ở Châu Á sẽ kéo dài mãi mãi; trái lại, họ tin là nếu không có sự cố gắng, những quyết định khôn ngoan và sự may mắn thì nền hòa bình đó có thể sẽ biến mất.

Công bằng mà nói, quan điểm thứ hai có lẽ có sức thuyết phục hơn. Có nhiều chứng cứ chứng minh càng ngày càng khó để duy trì trật tự đã thúc đẩy nền hòa bình ở Châu Á trong những thập kỉ gần đây. Tăng trưởng kinh tế đang dần làm xói mòn các nền tảng của trật tư khu vực và công cuộc gây dựng một trật tự mới phản ánh thực trạng kinh tế trong thế kỉ Châu Á còn chưa được bắt đầu. Một khi nó được bắt đầu, người ta sẽ nhận thấy rõ ràng việc xây dựng một trật tự ổn định mới ở Châu Á còn đòi hỏi những nhượng bộ đáng kể từ các cường quốc trong khu vực. Khó có thể thấy các quốc gia này sẽ sẵn sàng và có thể nhượng bộ như vậy, và chắc chắn họ sẽ không chịu nhún mình trừ khi hoặc cho đến lúc họ hiểu rõ về các rủi ro [nếu một trật tự mới như vậy không được thiết lập]. Nếu họ không sẵn lòng thay đổi cách suy nghĩ về trật tự ở châu Á và vị trí của họ ở trong trật tự này thì một cuộc chiến tranh khủng khiếp và mang tính hệ thống trở nên hoàn toàn có thể xảy ra.

Trên thực tế, có hai thử thách đặt ra cho Châu Á. Thử thách đầu tiên là nhận thức và xây dựng một trật tự mới ở Châu Á có khả năng mang lại nền hòa bình và ổn định như những gì trật tự hiện tại đã tạo ra cho châu lục này trong 35 năm qua. Thử thách thứ hai là đạt được trật tự mới đó trong hòa bình. Để chinh phục hai thử thách này, các cường quốc Châu Á cần chấp nhận những sự thực sau:

Nền hòa bình họ đang tìm kiếm phụ thuộc vào mối quan hệ của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là cách họ nhận thức về mối quan hệ quyền lực và cách thức điều chỉnh mối quan hệ đó.

Những mối quan hệ này không thể để phó mặc vào sự may rủi mà cần được thiết kế và xây dựng bằng từng bước đi có chủ định nếu muốn chúng được tạo ra nhằm xây dựng một trật tự hòa bình, ổn định và lâu dài;

Điều này sẽ không xảy ra trừ khi tất cả các cường quốc trong khu vực đều đặt nó lên ưu tiên hàng đầu;

Việc xây dựng trật tự này yêu cầu các cường quốc lớn phải chia sẻ và duy trì sự thừa nhận rằng bảo vệ hòa bình quốc tế là điều quan trọng hơn bất kì mục tiêu quốc gia nào. Điều hiển nhiên là chỉ những quốc gia nhận thấy chiến tranh là mối nguy hiểm hiển hiện và rõ ràng mới sẵn sàng hy sinh lợi ích quốc gia để bảo vệ nền hòa bình thế giới.

Thỏa thuận “đảm bảo kép”

Để hiểu rõ rủi ro đối với trật tự Châu Á ngày nay, chúng ta cần xem xét trật tự đó đã hình thành và phát triển như thế nào trong suốt quá trình 10 năm từ 1965 đến 1975. Trong thập kỉ đó, hầu hết những căng thẳng và bấp bênh đe dọa tới Đông Á và Đông Nam Á khoảng 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã được giải quyết ổn thỏa. Ở khu vực Đông Nam Á, sự ra đi của Tổng thống Sukarno và việc Tổng thống Suharto lên nắm quyền đã chuyển Indonesia từ một cường quốc xét lại [revisionist power – cường quốc muốn thay đổi trật tự hiện hữu - NHĐ] sang một cường quốc nguyên trạng [status quo power – cường quốc muốn giữ trật tự hiện hữu - NHĐ]. Nguy cơ quốc gia lớn nhất Đông Nam Á rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản đã dịu xuống và Indonesia đã trở thành một thành trì kiên cố của trật tự khu vực. Cuộc chuyển đổi của Indonesia đã dẫn tới sự thành lập của ASEAN, từ đó đặt nền móng cho sự xuất hiện của một trật tự tiểu khu vực ổn định, hợp tác và hòa bình ở Đông Nam Á. Dưới trật tự này, tất cả các mặt chính trị, kinh tế và xã hội đều phát triển hưng thịnh. Thành tựu của Đông Nam Á cũng có nghĩa rằng thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam nhằm chống lại sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương đã không mang lại hậu quả chiến lược lâu dài nào. Cho đến năm 1975, dãy cờ domino đã quá vững chắc không thể sụp đổ, và chính các nước Đông Dương sau một thập kỉ bi kịch khác cuối cùng cũng đã gia nhập ASEAN.

Mọi yếu tố này đều rất quan trọng, nhưng chính các điều kiện ở giai đoạn kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam đã có vai trò lớn nhất trong việc tạo nên trật tự hiện đại cho Đông Nam Á. Nền tảng chủ chốt của trật tự đó chính là sự thành lập các mối quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm 1970 được khởi đầu và tượng trưng bởi chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972. Kể từ đó, Mỹ đã có mối quan hệ tốt với cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản, còn giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng tồn tại một mối quan hệ ổn định. Nguy cơ về một cuộc cạnh tranh chiến lược gay gắt, chưa nói tới chiến tranh, giữa các cường quốc lớn nhất Châu Á do đó đã được đẩy lùi. Có lẽ cơ chế mà nhờ đó trật tự trên được duy trì có thể được gọi là cơ chế “đảm bảo kép”, trong đó Mỹ bảo đảm cho an ninh của Nhật Bản trước Trung Quốc và ngược lại, đảm bảo Trung Quốc cũng sẽ an toàn trước Nhật Bản.

Quỹ đạo phát triển của Trung Quốc chính là trọng tâm của câu chuyện này. Sau hàng thế kỉ của loạn lạc và hàng thập kỉ nội chiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng cũng tái thành lập một chính quyền trung ương vững mạnh năm 1949. Đây là thành tựu đáng ghi nhận nhưng chính quyền mới cũng tồn tại hai điểm yếu. Thứ nhất, ý thức hệ chính trị của chủ nghĩa cộng sản đã khiến cho cho Bắc Kinh phải thách thức trật tự chiến lược do phương Tây chi phối ở Châu Á, kéo theo đó là cuộc cạnh tranh lâu dài với Mỹ về chính trị, tư tưởng và chiến lược. Thứ hai, tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản đã thúc đẩy Trung Quốc xây dựng một nền kinh tế chỉ huy. Trong những thập kỉ đầu ngay sau khi Cách mạng Trung Quốc thành công, các khuynh hướng được chèo lái bởi hệ tư tưởng này đã ngăn cản Trung Quốc tận dụng tối đa những cơ hội mang lại bởi việc tái thành lập một chính quyền trung ương vững mạnh để phục hồi vị trí truyền thống của mình trên đỉnh của tháp quyền lực Châu Á. Vào cuối những năm 1960, Trung Quốc bắt đầu từ bỏ tư tưởng chống phương Tây, và tới cuối những năm 1970, nước này cũng kết thúc nền kinh tế chỉ huy. Từ đó trở đi, Trung Quốc ngày một thịnh vượng.

Người ta cho rằng, chính quyết định của Trung Quốc về việc chấp nhận và thích ứng với trật tự do Mỹ lãnh đạo ở Đông Á đã mang lại những thập kỉ hòa bình cho Châu Á. Đây là một bước tiến lớn đòi hỏi Trung Quốc phải từ bỏ những mục tiêu về tư tưởng và chính trị đã đặt ra trước đó. Bắc Kinh buộc phải thực hiện bước đi này do bị thúc đẩy cạnh tranh chiến lược với Liên Xô, đồng thời công nhận rằng cơ hội xây dựng một kỉ nguyên mới của Châu Á trong đó Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo dựa trên hệ tư tưởng cộng sản đã trôi qua khi các nước nhỏ hơn ở Châu Á ngày càng thành công và cam kết mạnh mẽ hơn đối với các mô hình kinh tế- chính trị theo kiểu phương Tây. Trung Quốc có lẽ lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản đã đạt tới điểm cho phép nước này có khả năng đặt ra một thách thức chiến lược trực tiếp của riêng mình, đồng nghĩa với việc Bắc Kinh không thể tự động thống trị Châu Á nếu Mỹ rút lui. Sẽ là hợp lý hơn nếu Trung Quốc biết tự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế sức mạnh của Mỹ, ít nhất là trong ngắn hạn.

Về phía Nhật Bản, các tính toán có điểm khác biệt hơn. Khi gánh nặng Việt Nam bắt đầu gây ra những thiệt hại nặng nề cho Mỹ, người ta càng ngày càng nghi ngờ về sự sẵn lòng và khả năng của Mỹ trong việc duy trì một vị trí đủ vững chắc trong khu vực Châu Á để đảm bảo cho an ninh của Nhật Bản như Mỹ đã từng làm từ năm 1945. Những mối nghi ngờ này lớn dần lên khi Nixon tuyên bố Học thuyết Guam năm 1969. Khả năng Nhật Bản tự đảm nhận trách nhiệm cho an ninh của mình đã đặt ra những thách thức về chính sách đối ngoại đáng lo ngại cũng như những xáo trộn trong nước, đồng thời mang lại những hệ quả nghiêm trọng về tài chính. Thêm vào đó, một số người Nhật lo ngại rằng nếu Bắc Kinh trở nên thỏa hiệp hơn, Mỹ sẽ trở nên thân thiết hơn với phía Trung Quốc thay vì Nhật Bản. Đối với Tokyo, mục đích là duy trì sự can dự chiến lược của Mỹ cũng như vai trò đồng minh chính của Nhật với nước này ở Châu Á. Nhưng để làm được điều đó, Nhật phải mãi mãi gác lại hy vọng đóng một vai trò bình thường hơn trong các vấn đề quốc tế, đồng thời chấp nhận những hạn chế nghiêm trọng đối với tự do hành động của mình.

Đối với Wasington, thỏa thuận “đảm bảo kép” yêu cầu một sự nhượng bộ lớn về chính trị, đó là chấp nhận tính chính đáng của chế độ cộng sản ở Trung Quốc. Quyết định nhượng bộ của Washington có cả khía cạnh khu vực lẫn thế giới. Về mặt khu vực, một sự thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ kết thúc ý định tạo dựng một trật tự chống Phương Tây ở Châu Á của Bắc Kinh, tạo điều kiện cho Washington rút khỏi Việt Nam mà không phải chịu các hậu quả “địa chiến lược” mà ngay từ đầu sự can thiệp của Mỹ muốn ngăn chặn. Về mặt quốc tế, thỏa thuận này củng cố vị trí của Mỹ ở Châu Á khi đối diện với Liên Xô, và thực tế đã chấm dứt nguy cơ Liên Xô có thể thách thức nghiêm trọng sự tập trung quyền lực của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á. Từ đó trở đi, trọng tâm của Chiến tranh Lạnh đã dịch chuyển về phía Tây.

Thỏa thuận đó thực tế đã mang lại cho Mỹ nhiều thứ hơn so với những gì mà cha đẻ của nó là Tổng Thống Nixon và Henry Kisinger đã kỳ vọng. Mục tiêu đầu tiên của họ chủ yếu mang tính phòng thủ: họ muốn tạo dựng một vị thế có khả năng loại bỏ tất cả các cơ hội tiến tới vị trí thống trị Đông Á của Moscow, hòng thực hiện mục tiêu chiến lược kinh điển của Mỹ là ngăn chặn sự nổi lên của bất kì cường quốc thống trị nào ở cả hai mặt trận Châu Âu và Đông Á.3 Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, thỏa thuận “đảm bảo kép” với Nhật và Trung Quốc đã giúp giữ vững vị thế của Mỹ ở Châu Á, thậm chí cả sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, và chưa đến 2 thập kỉ sau đó nhà nước Xô Viết sụp đổ, Mỹ được thừa hưởng một vị thế ưu việt không bị ai thách thức ở một khu vực đang phát triển nhanh chóng nhất thế giới. Do vậy, Mỹ thua trong chiến tranh nhưng lại thắng trong hòa bình. Đây chắc chắn không phải những gì giới quan sát mong đợi tại thời điểm đó: trong những năm cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970, phần lớn các chuyên gia tin rằng Châu Á đang chuyển sang một trật tự khu vực mới mà ở đó quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ không còn mạnh như trước, cho phép một số các cường quốc khác nhau cùng chung sống trong một trạng thái cân bằng quyền lực kinh điển.4

Một trật tự đang chịu sức ép

Nguy cơ về một Châu Á bất ổn và kém phồn vinh hơn so với những thập kỉ sau chiến tranh Việt Nam ngày càng tăng do trật tự hậu chiến tranh Việt Nam đang tồn tại dưới một áp lực gây ra bởi chính thành công của khu vực này. Hòa bình và hợp tác đã thúc đẩy phát triển kinh tế, thế nhưng chính sự phát triển đó đã ngấm ngầm làm xói mòn các nền tảng của trật tự đã nuôi dưỡng nó. Các nước đạt được nhận thức chung về cách thức họ nên tương tác với nhau như thế nào phụ thuộc vào cách họ tự đánh giá sức mạnh của mình trong mối quan hệ với các nước khác. Khi tương quan quyền lực thay đổi, nhận thức mà họ đã có cuối cùng cũng phải thay đổi theo. Một trong những thành công của trật tự hậu chiến tranh Việt Nam là việc nó đã tồn tại khá lâu bất chấp nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là về tương quan sức mạnh kinh tế. Thế nhưng, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu cho rằng vì trật tự đó đã tồn tại cho đến ngày nay, nó chắc chắn sẽ tiếp tục tồn tại bất chấp áp lực ngày càng dâng cao.

Ở Châu Á ngày nay, lực lượng chính thúc đẩy thay đổi trật quốc tế chính là sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể từ năm 1972 khi Nixon đến Bắc Kinh và các nền tảng trật tự hậu chiến tranh Việt Nam được gây dựng không chỉ bằng so sánh số liệu GDP đơn thuần mà còn về cả vị thế của Trung Quốc như một nước cho vay và vai trò cỗ máy tăng trưởng toàn cầu của nền kinh tế nước này. Nếu Trung Quốc không ngừng phát triển mạnh mẽ, những thay đổi tích tụ trong tương quan quyền lực sẽ làm xói mòn dần trật tự hậu chiến tranh Việt Nam. Để giữ vững hòa bình, một trật tự mới cần được xây dựng. Trật tự này phải phản ánh mối tương quan quyền lực mới và phù hợp với lợi ích và quan tâm cốt lõi của các cường quốc chính. Nếu trật tự mới không được xây dựng, không gì có thể đảm bảo cho nền hòa bình bền vững.

Các nhà hiện thực tấn công của trường phái Mearsheimer đã theo quan điểm định mệnh lịch sử rằng tất cả các cường quốc đang lên đã kích động các cuộc chiến tranh mang tính hệ thống khi những thách thức của họ đối với trật tự hiện hành bị chống lại bởi các cường quốc đã phát triển.5 Do đó, trong cách nhìn của họ, chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi. Đây có vẻ là những quan điểm quá bi quan. Tất cả các cường quốc lớn ở khu vực Châu Á bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ đều có lợi ích trong việc bảo vệ hòa bình. Điều này rất rõ ràng vì hòa bình là thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn trọng không mắc phải sai lầm ngược lại là tin rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự tư lợi một cách sáng suốt sẽ làm chiến tranh không thể xảy ra. Trong vòng 200 năm qua, ảo tưởng này đã khiến cho người ta lầm tưởng rằng không cần thiết phải thiết lập các chính sách để ngăn cản chiến tranh. Những người có suy nghĩ lạc quan ngày nay vốn tin rằng toàn cầu hóa đã khiến chiến tranh trở nên lỗi thời là những người mới nhất trong danh sách những người đánh giá quá thấp khả năng của loài người trong việc đưa ra những chọn lựa đi ngược lại chính những lợi ích tốt nhất của mình.

Trọng tâm của vấn đề là sự tồn tại đồng thời không thể tránh khỏi nhưng không ai ngờ tới giữa chủ nghĩa dân tộc và toàn cầu hóa. Trong lý thuyết, các thuộc tính quốc gia trở nên kém quan trọng hơn khi toàn cầu hóa thay đổi cuộc sống con người, làm cho các quốc gia giảm sút quyền lực, ảnh hưởng và không còn hành xử như trước đây nữa. Nhưng trong thực tế mọi chuyện lại xảy ra ngược lại. Khi các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ phát triển mạnh hơn nhờ vào toàn cầu hóa, họ lại ứng xử giống với các nhà nước truyền thống hơn, và khi tất cả mọi người trên thế giới sống trong mối liên kết toàn cầu, các nước này đã không giảm mà thậm chí còn gia tăng việc gắn mọi thứ với nguồn gốc quốc gia của họ hơn. Không những không khiến cho hình thái quốc gia – dân tộc trở nên lu mờ đi, toàn cầu hóa dường như đang tạo nên một thế giới được cấu thành bởi nhiều các cường quốc mạnh hơn so với trước đây.6

Chắc chắn điều này đang xảy ra ở Châu Á, nhưng không chỉ do Trung Quốc. Ấn Độ, Nhật Bản và có lẽ trong tương lai có cả Nga, Hàn Quốc và Indonesia, tất cả sẽ giành vị thế cường quốc trong vài thập kỉ tới. Thực tế, chúng ta dường như đang tiến tới một trật tự đa cực ở Châu Á mà một số chuyên gia đã dự đoán (vội vàng) từ những năm 1960. Lúc đó trật tự đó đã không xảy ra, và người ta có lẽ sẽ hỏi tại sao hiện tại lại là thời điểm thích hợp. Trong những năm 1960, các mối tương quan quyền lực thay đổi ít hơn nhiều so với ngày nay, đặc biệt là tương quan quyền lực về kinh tế (có lẽ mối tương quan này còn thay đổi ít hơn nhiều nếu so với các thập kỉ sắp tới).

Các mô hình cho một trật tự mới

Tình trạng trên làm dấy lên một câu hỏi: loại hình hệ thống quốc tế mới nào có thể thay thế cho trật tự hậu chiến tranh Việt Nam trong một khu vực Châu Á ngày càng đa cực? Những mô hình này thường rất hiếm (thế giới đã chứng kiến tương đối ít ví dụ các hệ thống quốc tế bao gồm nhiều quốc gia-dân tộc hùng mạnh cùng lúc), và những mô hình đã thực sự tồn tại đều đến từ lịch sử Châu Âu. Thật không khôn ngoan chút nào khi lấy các tiền lệ của Châu Âu để giải quyết các vấn đề Châu Á, nhưng dường như không có cách nào tốt hơn để phác họa các vấn để tương lai của Châu Á bằng cách dựa vào quá khứ của Châu Âu. Cách này đã được áp dụng nhiều lần trước đây (có lẽ nổi bật nhất là Aaron Friedberg trong bài luận của ông có tên “Will Europe’s Past be Asia’s Future?” [Liệu quá khứ của Châu Âu có là tương lai của Châu Á?](7)). Tuy nhiên những phân tích này thường chỉ giới hạn trong một phần lịch sử của Châu Âu. Lịch sử Châu Âu có ít nhất 4 mô hình mẫu cho trật tự Châu Á trong tương lai.

Đầu tiên, đó là mô hình của đế chế La Mã từ thế kỉ thứ nhất sau công nguyên. Đây có lẽ cũng là mô hình Washington muốn lựa chọn. Đã có rất nhiều bài viết gần đây so sánh nước Mỹ hiện đại với đế quốc La Mã thời kỳ đang ở đỉnh cao phát triển. Hầu hết người ta không thể xem xét nghiêm túc những ý tưởng này, nhưng ý nghĩ cho rằng Mỹ có thể duy trì vô thời hạn – hoặc chí ít trong vài thập kỉ tới – vị trí bá chủ của mình ở Châu Á đã ăn sâu vào tư duy chính trị Mỹ. Ý tưởng về mô hình này cũng nhận được sự đồng thuận từ phía Tây Thái Bình Dương, nhiều người ở Nhật Bản, Đông Nam Á và Australia tin tưởng đây là mô hình hấp dẫn cho tương lai Châu Á, hay ít nhất đó cũng là sự lựa chọn thích hợp nhất trong các lựa chọn khác nhau. Nhưng liệu nó có đáng tin? Mô hình này hàm ý rằng trật tự Châu Á không cần phải thay đổi khi quyền lực của Trung Quốc và các quốc gia Châu Á khác đã tăng lên tương đối so với Mỹ. Để tin được điều này, người ta phải tin rằng hoặc nền kinh tế Trung Quốc vì lý do nào đó sẽ tiếp tục nhỏ hơn đáng kể so với nền kinh tế Mỹ, hoặc Trung Quốc sẽ tiếp tục chấp nhận vai trò lãnh đạo về chiến lược và chính trị của Mỹ ngay cả sau khi Trung Quốc đã ngang tầm, thậm chí là vượt qua Mỹ về quân sự và quyền lực. Điều này không phải là không thể xảy ra, tuy nhiên xác suất là thấp, và do đó không phải là một cơ sở đáng tin cậy cho việc xây dựng chính sách tương lai.

Mô hình thứ hai có thể áp dụng cho tương lai Châu Á là mô hình hậu quốc gia, hậu chiến lược và hội nhập sâu của Châu Âu trong thế kỉ 21, đó chính là Liên minh Châu Âu, nơi việc sử dụng vũ lực trong các vấn đề quốc tế đã bị xóa bỏ ngay cả giữa những kẻ thù lâu đời, ít nhất là trong khu vực Tây Âu. Chúng ta có thể hy vọng rằng trật tự này là tương lai của Châu Á, nhưng thực tế cho thấy tương lai đó còn rất xa vời. Theo đánh giá từ kinh nghiệm của Châu Âu, việc xây dựng một trật tự hậu chiến lược yêu cầu một bề dày truyền thống về hợp tác chính trị để thấy được những gì là khả thi, một cuộc xung đột quyết liệt trong lịch sử gần đây để biết được những điều gì phải tránh, và sự hiện diện một mối nguy hiểm rình rập để thúc đẩy sự thỏa hiệp. Có lẽ chỉ có đầy đủ các điều kiện trên mới cho phép Pháp và Đức hợp tác cùng nhau như những gì họ đã làm trong những thập kỉ gần đây. Thế nhưng chúng ta không nên giả định rằng Nhật Bản và Trung Quốc sẽ có thể làm được như vậy trong tương lai gần.

Mô hình thứ 3 chính là trật tự Châu Âu trong thế kỉ 19: Một Châu Âu của sự “hòa hợp quyền lực” [concert of powers]. Bản chất của hệ thống hòa hợp quyền lực này chính là sự tồn tại từ năm 1815 đến năm 1914 một trật tự hình thành bởi các mối quan hệ giữa các cường quốc, những quốc gia dù thường xuyên cạnh tranh cao độ nhưng đã thiết lập nên những nhận thức rõ ràng về các giới hạn đối với sự cạnh tranh đó. Những nhận thức này bao gồm sự tôn trọng tính chính danh của các thể chế chính trị, các lợi ích quốc gia và lực lượng quân đội của tất cả các cường quốc khác, cũng như sự đồng thuận rằng không để một cuộc chiến tranh toàn lực xảy ra giữa các nước này là điều quan trọng hơn cả. Nhìn lại vấn đề, những người trong cuộc hiểu rõ rằng sự “hòa hợp quyền lực” đó không hòa bình như vẻ bề ngoài, nhưng đó vẫn là một thành tựu đáng kể, bởi dưới hệ thống đó quyền lực kinh tế, ảnh hưởng toàn cầu, các thể chế chính trị và phúc lợi xã hội của Châu Âu đã gia tăng đáng kể.

Cuối cùng, mô hình thứ tư chính là hệ thống cân bằng quyền lực đã định hình nên các quan hệ chiến lược của Châu Âu trong suốt lịch sử hiện đại của nó, xuyên suốt thế kỉ 16, 17, 18 và thế kỉ 20. Hệ thống cân bằng quyền lực này đã hoạt động hiệu quả trong quá trình bảo vệ lợi ích của hầu hết các quốc gia bên trong nó bằng cách không cho phép một cường quốc đơn lẻ nào đạt được vị thế bá quyền. Khi đã được quản lý chặt chẽ, hệ thống này có thể giúp duy trì hòa bình, nhưng các quốc gia phải trả giá bằng sự cạnh tranh không ngừng về mặt chiến lược và các cuộc chiến tranh mang tính hệ thống đẫm máu thi thoảng diễn ra. Chắc chắn các cuộc chiến tranh cũng sẽ đẫm máu như vậy nếu xảy ra giữa các cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.8 Lịch sử Châu Âu cho thấy đây là tiền đề mặc định cho một trật tự đa cực, và đó là trật tự mà chúng ta sẽ nhiều khả năng chứng kiến nhất ở Châu Á khi trật tự hậu chiến tranh Việt Nam sụp đổ. Nếu chúng ta đang đi theo hướng đó, một trật tự mới sẽ nổi lên và một cuộc chiến tranh lớn sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn.

Nguồn: Hugh White.

Biên dịch: Lương Thị Lan Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguồn: Mõ làng

PHẢN HỒI

Tên

#Eye4HK,1,#VN-K-TQ,1,1979,11,A Ma Thom,1,Amnesty International,7,an ninh quốc gia,234,An tôn Lê Ngọc Thanh,2,Apple,9,Army Truc Tran,1,Asanzo,14,AVG,3,Ân điển cứu rỗi,1,Ân xá quốc tế,52,Bà Cô Dợ,4,Bà Đầm Xòe,7,Ba Sàm,39,Bà Tưng,2,Bạch Hồng Quyền,33,Bạch Hùng Dương,1,Bãi Cháy,2,bãi nhiệm,10,bãi Tư Chính,28,Bản chất lưu manh,8,Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng,3,Bạn Công nhân,3,Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam,1,Ban Nội chính Trung ương,4,Bản tin Dân chủ,179,Ban Tổ chức Trung ương,14,Báo cáo về tình trạng dân chủ toàn cầu,1,Báo dân luận,1,bảo hộ công dân,18,bảo kê,61,báo Người Tiêu dùng,1,Báo Tiếng dân,2,Bauxite Việt Nam,5,Bắc Lãm,1,bắt tạm gia,76,bắt tạm giam,182,bần tiện,3,bất hợp pháp,146,bất tuân dân sự,14,BBC,2,BBC Việt Ngữ,4,bệnh công thần,2,bệnh nhân số 17,4,Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam,1,Biển - Đảo,25,biểu tình,755,Blogspot,1,Boat People SOS,1,BOT Ninh Lộc,6,Bộ Công an,365,Bộ Lao động,7,Bộ Luật lao động,5,bộ máy công quyền,5,Bộ Ngoại giao,196,Bộ ngoại giao Hoa Kỳ,3,BPSOS,2,Brexit,4,Bùi Chát,1,Bùi Chu,3,Bùi Hoàng Tám,1,Bùi Khiêm Cường,4,Bùi Thanh Hiếu,159,Bùi Thị Minh Hằng,30,Bùi Thị Nối,32,Bùi Tín,3,Bùi Tuấn Khiêm,1,Bùi Tuấn Lâ,1,Bùi Tuấn Lâm,12,Bùi Văn Thâm,1,Bùi Văn Thuận,6,Bùi Văn Trung,1,Bùi Viết Hiểu,81,ca sỹ Chế Linh,1,Cách mạng màu,1,Cách mạng trắng,2,cải cách thể chế,10,cải cách và phát triển,3,Can thiệp nhân đạo,6,cảng Long Sơn,1,Cánh cò,1,Cao Dương Đông,2,Cao Vĩnh Thịnh,21,Carl Thayer,1,Cát Linh,32,cầm đầu khiếu kiện,19,Cẩm nang nuôi tù,22,Cấn Thị Thêu,120,Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng,5,Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,1,câu view,12,Chat GPT,1,ChatGPT,2,chạy chức,25,chạy đua vũ trang,2,chạy quyền,23,Chân Trời Mới Media,92,Châu Minh Hùng,1,Châu Văn Khảm,9,Chậu Xuân Nguyễn,1,chế độ độc đảng,13,Chế Linh,1,Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng,3,Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc,11,chiến tranh bảo vệ đất nước,1,Chiến tranh Việt Nam,12,chiêu bài,277,Chim Báo Bão,1,Chính phủ Anh,8,chính phủ đóng cửa,1,chính phủ kiến tạo,3,Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời,62,Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời..,1,chính quyền Hà Nội,25,chính sách đãi ngộ,1,Chính trị,1,Chính trị bình dân,27,chống Cộng,319,chống người thi hành công vụ,139,chống phá chế độ,120,chống phá Nhà nước,398,chống phá Việt Nam,218,chống tham nhũng,223,chợ Long Biên,1,CHPC,1,Chu Hảo,44,Chu Hùng,2,Chu Mạnh Sơn,1,Chu Mộng Long,13,Chủ nghĩa dân túy,1,Chủ nghĩa tư bản giám sát,1,Chủ tịch Hồ Chí Minh,198,CHỦ TỊCH HỘI CỰU CHIẾN SĨ BẢO VỆ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ Ở ĐÀ NẴNG LÀ AI?,1,Chủ tịch nước,323,chùa Ba Vàng,31,Chung Hoàng Chương,2,chụp ảnh cán bộ tiếp dân nếu chưa được phép của Hà Nội,20,chuyển giá,2,Chữ thập vải đỏ,1,chứng nhận quyền sử dụng đất,8,CLB Lê Hiếu Đằng,6,Cõi nhớ,1,con buôn chính trị,23,Con kiến con,5,cô giáo Minh Thu,1,Cồn Sẻ,8,Công an Quận Đống Đa,4,công chức nhà nước,11,công đoàn,45,Công đoàn độc lập,4,Cộng đồng tưởng tượng,2,Công giáo,310,Công giáo Việt Nam,20,công nghiệp Việt Nam,6,cộng sinh,9,công trình xây dựng trái phép,14,CPC,1,CPJ,2,Cù Huy Hà Vũ,88,cu huy xuan duc,4,Cù Thị Phương,1,Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao,5,CỤC ĐIỆN ẢNH VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT,1,Cục Điều tra Liên bang,2,Cục Lãnh sự,3,Cục Quản lý xuất nhập cảnh,1,cuộc gặp Thượng đỉnh,17,cực đoan,433,cực đoan tôn giáo,4,cưỡng dâm,6,cứu thương,13,danh hài Vượng Râu,1,Danh Minh Quang,1,DANH SÁCH 151 CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN GIAN LẬN THI CỬ Ở HÀ GIANG,1,dân chủ,1681,dân chủ trong Đảng,2,Dân Làm báo,3,dân oan,135,Dân oan Dương Nội,1,Dân quyền,304,dân tộc Việt Nam,274,dâng sao giải hạn,2,Dennis Châu,1,dịch tả lợn châu Phi,5,dịch vụ công,7,Diễm Thi,2,Diễn biến hòa bình,110,Diễn đàn dân chủ,120,Diễn đàn Kinh tế thế giới,6,Diễn đàn sinh viên Việt Nam,1,Diễn đàn Xã hội Dân sự,1,Dnh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt,1,doanh nghiệp FDI,9,doanh nghiệp nhà nước,10,doanh nghiệp tư nhân,13,Donald Trump,148,Dòng Chúa Cứu Thế,52,Dòng mến Thánh giá,2,Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm,1,Dũng Phi Hồ,1,Dũng Phi hổ,2,Duyên Nguyễn,1,Dự án 88,2,dự án khu đô thị Thanh Hà,3,dự án Tây Nam Kim Giang,1,dư luận,1445,Dư Thị Thành,19,Dưa Leo,19,Dương Nội,46,Dương Sĩ Nho,4,Dương Thị Hà,2,Dương Thị Lanh,2,Dương Thị Tân,4,Dương Thu Hương,1,Dương Thuấn,1,Dương Trung Quốc,1,Dương Tuấn Ngọc,5,Dương Văn Mình,7,Dương Văn Tư,1,Đá Chữ Thập,1,đa đảng,188,Đà Nẵng,136,Đà Nẵng: THIẾU TƯỚNG GIẢ PHẠM VĂN HẢI,1,Đài Á Châu Tự do,71,Đại biểu quốc hội,114,Đại học Tôn Đức Thắng,8,Đại hội Đảng,172,Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII,1,Đại hội XII,204,Đại Kỷ Nguyên,2,Đại sứ Hoa Kỳ,10,Đại sứ Mỹ,1,Đàm Ngọc Tuyên,18,đàm phán thương mại,1,Đàm Vĩnh Hưng,1,Đan viện Thiên an,5,Đảng cầm quyền,13,Đảng Cộng sản,517,Đảng Việt Nam Thịnh Vượng,1,đánh giá cán bộ,1,đánh tráo khái niệm,28,Đào Diệu Linh,2,Đào Kim Lân,4,Đào Minh Quân,58,Đào Quang Thực,9,Đào Tăng Dực,1,Đào Thu Huệ,1,Đạo trời Thái Bình,1,đạo văn,9,Đáp lời sông núi,1,Đặng Đăng Phước,12,Đặng Đình Bách,5,Đặng Đình Mạnh,54,Đặng Hoàng Thiện,1,Đặng Hữu Nam,57,Đặng Như Quỳnh,1,Đặng Sơn,1,Đặng Thị Hàn Ni,1,Đặng Vũ Lượng,3,Đặng Xương Hùng,1,đất quốc phòng,57,đấu tranh dân chủ,298,Đấu trường dân chủ,722,đầu tư công,11,đầu tư nước ngoài,27,Đậu Văn Dương,4,điện ảnh,6,điện ảnh Việt Nam,2,Điện Biên,21,Điếu Cày,40,Điều lệ Đảng,20,đình bản,6,Đinh Diêm,2,định hướng xã hội chủ nghĩa,17,đinh hữu thoại,2,Đinh Hữu Toàn,1,Đinh La Thăng,16,Đinh Ngọc Thu,2,Đinh Nguyễn Kha,1,Đình Sang và những người bạn,4,Đinh Thảo,39,Đinh Thị Phương Thảo,3,Đinh Thị Thu Thủy,15,Đinh Văn Minh,7,Đinh Văn Phú,1,Đoàn Bảo Châu,10,Đoàn Huy Chương,21,Đoàn Ngọc Hải,11,Đoàn Thanh Giang,9,Đoàn văn Vươn,15,đóng cửa Chính phủ,1,Đỗ Cao Cường,3,Đỗ Công Đương,7,Đỗ Hoàng Điềm,9,đồ mã,2,Đỗ Nam Trung,3,Đỗ Ngà,8,Đỗ Ngọc Thống,3,Đỗ Nguyễn Mai Khôi,4,Đỗ Thị Minh Hạnh,1,Đỗ Thị Thu,13,Đỗ Việt Khoa,1,đối ngoại nhân dân,2,Đối thoại nhân quyền,1,Đối tượng,2144,đối tượng chống phá,200,đối tượng gây rối,4,Đông Nam Á,120,Đồng Tâm,318,đốt lò,17,ĐỪNG VIẾT LẤY ĐƯỢC,1,đường chín đoạn,6,đường lưỡi bò,12,đường sắt đô thị,7,Đường Văn Thái,30,Đường Văn Thái!,1,Ethophon,1,Facebook,1284,FLC THẮNG KIỆN BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM,1,Formosa,1,Freedom House,16,Freedom Now,10,FULRO,5,Fulro lưu vong,2,Fulro-Dega,3,gây rối đập phá tài sản,1,gây rối trật tự công cộng,26,ghi âm,58,ghi hình,75,Giải thưởng nhân quyền,1,Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng,1,giải thưởng Tự do báo chí,12,Giám mục,122,Giám mục Cao Đình Thuyên,1,Giám mục Hoàng Đức Oanh,1,Giám mục Ngô Quang Kiệt,3,giãn cách xã hội,110,gián điệp,29,giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB,1,gian lận thi cử,1,giáo dục,240,giáo họ Tân Yên,1,giáo họ Trại Gáo,4,Giáo hoàng Francis,8,Giáo hoàng Phanxico,1,Giáo hội,195,Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất,1,Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam,1,giáo phận Hà Tĩnh,37,giáo phận Vinh,86,Giáo sư hớt tóc,4,giáo xứ Bình Thuận,2,giáo xứ Mỹ Khánh,14,giáo xứ Mỹ Yên,6,Giáo xứ Thái Hà,25,giáo xứ Xuân Hòa,1,Giuse Nguyễn Công Bắc,1,Google.Tienlang,25,Green Trees,25,Greta Thunberg,1,GS Tương Lai,7,guyễn Thái Hợp,1,Hà Giang,11,Hà Huy Sơn,3,Hạ Long,2,Hà Nội,623,Hà Nội: TRUY TỐ NGUYỄN BÁ SƠN VỀ TỘI,1,Hà Sĩ Phu,1,Hà Văn Nam,44,Hà Văn Thành,12,HÀ VĂN THÀNH ĐANG SỬ DỤNG CHIÊU,1,HẠ VIỆN MỸ CHÍNH THỨC MỞ CUỘC ĐIỀU TRA LUẬN TỘI TỔNG THỐNG MỸ,1,Hải chiến Hoàng Sa,27,Hải Điếu Cày,5,hải quân,60,Hàn Ni,2,Hạnh Nhân,1,Hành tinh Titanic,2,Hanni,1,hạt giống đỏ,10,hệ thống chính trị,171,Hiến pháp,308,Hiến pháp Mỹ,7,Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào,1,Hiệp định CPTPP,1,Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,2,Hiệp Khùng,1,Hiếu gió,15,Hiểu Việt Nam,3,Hình sự - Pháp luật,6,Hòa Bình,281,Hoàng Công Lương,6,Hoàng Cơ Minh,5,Hoàng Dũng,44,Hoàng Duy Hùng,14,Hoàng Đức Bình,29,Hoàng Đức Oanh,2,Hoàng Hưng,1,Hoàng Minh Chính,2,Hoàng Minh Hồng,2,Hoàng Ngọc Giao,1,Hoàng Nguyên Vũ,11,Hoàng Quốc Hùng,1,Hoàng Sa,91,Hoàng Sỹ Phúc,4,Hoàng Thành Nhân,1,Hoàng Thế Duy,1,Hoàng Thị Minh Hồng,1,Hoàng Thị Thăng,4,Hoàng Tứ Duy,2,Hoàng Văn Luân,1,Hoàng Xuân Phú,4,hoạt động chống đối,79,hoạt động lật đổ,18,hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,89,hoạt động phản động,7,hot girl,2,Hồ Duy Hải,15,Hồ Đăng Định,1,Hồ Đình Cương,1,Hồ Hữu Hoà,8,Hồ Hữu Hòa,2,Hồ sơ - Tư liệu,5,Hồ Thị Niên,1,hỗ trợ dân oan,2,Hồ Văn Oanh,1,Hội Anh em Dân chủ,117,Hội đồng giám mục Việt Nam,9,Hội đồng liên tôn Việt Nam,1,Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc,2,Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc,18,Hội Nghị Thành Đô,4,Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều,26,Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 tại Hà Nội,16,Hội nghị Thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế,1,Hội nghị Trung ương,20,Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế,1,Hội Sử học Việt Nam độc lập,2,Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ,1,Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ,2,Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên,2,Hội yêu đồ lính,1,Hồng Quyền,21,Hồng Thái Hoàng,10,HRW,7,https://www.trelangblog.com/,2,Huawei,4,Human Rights Watch,35,Huy Đức,11,Huỳnh Anh Tú,1,Huỳnh Bửu Long,9,Huỳnh Đắc Túy,8,Huỳnh Long,7,Huỳnh Minh Tâm,7,Huỳnh Ngọc Chênh,19,Huỳnh Thị Tố Nga,11,Huỳnh Thục Vy,26,Huỳnh Trí Tâm,1,Huỳnh Trương Ca,5,HWR,1,Hyon Song Wol,1,IDEA,1,International institute for democracy and electoral assistance,1,Jackhammer Nguyễn,3,Jang kều,4,JB Nguyễn Hữu Vinh,18,JB NGUYỄN HỮU VINH CÓ THẤY XẤU HỔ ?,1,Joshua Wong,1,Julian Assange,1,kê khai tài sản,3,KẾT LUẬN CỦA BÀ BÁN CÁ CHỢ XANH VÀ CẢNH BÁO CỦA AIR VISUAL VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ HÀ NỘI,1,Khá Bảnh,16,Khánh Ly,1,khiếu kiện,162,Khỏe 365,1,khôn vặt,5,khởi tố,390,Khởi tố vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải,8,Khủng hoảng Venezuela,15,kiểm điểm định kỳ về cơ chế UPR,1,kiểm điểm UPR,2,kiểm soát quyền lực,6,kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm,2,Kiến nghị 72,1,kiều bào,51,Kim Jong Un,35,kinh tế thị trường,22,Kinh tế Trung Quốc,2,kinh tế Việt Nam,38,Ksor Kơk,2,LA LỐI,1,Lã Minh Luận,4,Lã Việt Dũng,6,lạm dụng tình dục,3,làm thêm giờ,1,Lan Kỳ Phương,1,Lạng Sơn,8,lãnh thổ quốc gia,2,Lâm Thời,30,Lầu Năm Góc,5,leo thang xung đột,1,Les Kosem,1,Lê Ánh,3,Lê Anh Hùng,18,Lễ Cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình,5,Lê Chí Thành,15,Lê Công Định,39,Lệ Công Định,1,Lê Duẩn,7,Lê Dũng Vova,90,Lê Đình Ba,5,Lê Đình Công,114,Lê Đình Kình,169,Lê Đình Lượng,49,Lê Đình Mỳ,2,Lê Đình Nhường,1,Lê Đình Quang,1,Lê Hà,1,Lê Hiền Đức,2,Lê Hiếu Đằng,9,Lê Hoài Anh,1,Lê Hoàng,1,Lê Hoàng Anh Tuấn,1,Lê Hoàng Quân,4,Lê Hồng Phong,4,Lê Hữu Minh Tuấn,40,Lê Kiên Cường,1,Lê Luân,1,Lê Mã Lương,7,Lê Mai Hoa,1,Lê Minh Thể,8,Lê Mỹ Hạnh,32,Lê Ngọc Thanh,8,Lê Quốc Bình,2,Lê Quốc Quân,6,Lê Quốc Thăng,1,Lệ Quyên,1,Lê Sông Lam,1,Lê Thanh Hải,4,Lê Thăng Long,1,Lê Thị Dung,2,Lê Thị Loan,3,Lê Thị Thu Thu,1,Lê Thu Trà,1,Lê Thương,1,Lê Trọng Hùng,33,Lê Trung Khoa,38,Lê Trung Tĩnh,2,Lê Văn Dũng,59,Lê Văn Mạnh,2,Lê Văn Nở,1,Lê Văn Sơn,2,Lê Vinh Danh,1,Lê Xuân Lộc,1,lịch sử,620,lịch sử dân tộc,35,Liên bang Nga,15,Liên minh châu Âu,38,Liên minh dân tộc tự quyết,4,Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết,3,Liên minh xã hội dân sự toàn cầu,1,linh mục,374,linh mục Cao Dương Đông,1,Linh mục Chu Trọng Quyền,1,Linh mục cực đoan,18,Linh mục Đặng Hùng Tân,1,linh mục Đặng Hữu Nam,4,Linh mục Giuse Nguyễn Đức Nhân,1,Linh mục Hoàng Quỳnh,1,linh mục Hoàng Sỹ Phúc,4,Linh mục Lê Ngọc Thanh,4,linh mục Nguyễn Duy Tân,11,Linh mục Nguyễn Đức Nhân,11,Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ,1,Linh mục Nguyễn Quang Tuấn,1,Linh mục Nguyễn Văn Hảo,1,linh mục Nguyễn Văn Hữu,1,linh mục Nguyễn Văn Thoan,6,linh mục Trần Minh Chiến,1,Linh mục Trương Văn Khẩn,16,Livenguide,2,Loa Phường,623,Lộc Dương,1,Lợi ích nhóm,8,luan van nha thuyen,4,Luận bàn - Phản biện,4585,Luật An ninh mạng,147,Luật Khoa Tạp Chí,37,luật lao động,3,luật lao động sửa đổi,1,luật sư,352,luật sư dân chủ,6,luật sư vì cộng đồng,1,Luật sư vụ VN Pharma: #039;VIỆN KIỂM SÁT TÙY TIỆN XÚC PHẠM BỘ Y TẾ#039;,1,Lương Hoàng Anh,3,Lương Ngọc Huỳnh,1,Lưu Bình Nhưỡng,20,Lưu Văn Vịnh,7,Lý Đình Vũ,1,Lý Hiển Long,4,Lý Thái Hùng,11,Lý Tống,4,Mã Tiểu Linh,7,Ma Tương,1,Mạc Văn Trang,35,Made in Vietnam,6,Mai Khôi,10,Mai Phan Lợi,9,Mai Phương Thảo,14,Mai Thị Mùi,2,Mai Thỏ,1,Mai Văn Tám,2,Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam,4,mạng xã hội,1209,mạo danh,1,Mặc Lâm,2,Mặt trận Nhân quyền Dân sự,1,mất tích,70,Mật ước Thành Đô,2,MC Phan Anh,11,miễn nhiệm,12,Minh Đường,1,Mõ Làng,208,môi trường,233,MSGI,1,Mỳ Son,1,Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam,1,năng suất lao động,2,NDH,1,ngáo đá,10,nghe an,4,nghe an 24h,2,nghean24h,2,nghệ an thời báo,50,Nghiêm Nguyễn,1,nghiệp chướng,5,Nghiệp đoàn sinh viên Việt Nam,2,nghiệp khẩu,1,Ngọc Lan SG,1,Ngọc Trinh,1,Ngọc Vũ,1,Ngọn cờ,1,Ngô Anh Tuấn,9,Ngô Bảo Châu,5,Ngô Duy Quyền,1,Ngô Kỷ,1,Ngô Ngọc Trai,4,Ngô Thị Tố Nhiên,1,Ngô Văn Khả,1,Ngô Văn Khảm,1,Ngô Văn Mai,1,Ngô Văn Tuấn,1,Ngô Xuân Phúc,5,Nguồn tin,7,ngụy biện,48,Nguỵ Thị Khanh,1,Ngụy Thị Khanh,2,Nguyen Duc Khai,2,Nguyễn Anh Trí,1,Nguyễn Anh Tuấn,28,Nguyễn Bá Cảnh,2,Nguyễn Bá Thanh,7,Nguyễn Bắc Truyển,11,Nguyễn Chí Đức,10,Nguyễn Chí Tuyến,1,Nguyễn Chí Vững,3,Nguyễn Công Bắc,2,Nguyễn Công Vượng,8,Nguyễn Duy Hướng,3,Nguyễn Duy Tài,1,Nguyễn Duy Tân,7,Nguyễn Đắc Kiên,4,Nguyễn Đặng Minh Mẫn,5,Nguyễn Đăng Quang,1,Nguyễn Đăng Thương,3,Nguyễn Đình Bin,1,Nguyễn Đình Cống,26,Nguyễn Đình Dặm,1,Nguyễn Đình Lộc,4,Nguyễn Đình Thắng,12,Nguyễn Đình Thục,16,Nguyễn Đỗ Tùng Dương,1,Nguyễn Đức,38,Nguyễn Đức Chung,19,Nguyễn Đức Nhân,13,Nguyễn Đức Thành,2,Nguyễn Gia Kiểng,4,Nguyễn Hà Phan,3,Nguyễn Hậu,1,Nguyễn Hoàng Nam,1,Nguyễn Hoàng Vi,4,Nguyễn Hồng Lĩnh,3,Nguyễn Hùng,1,Nguyễn Huyền Đức,4,Nguyễn Huyền Trang,1,Nguyễn Hưng Quốc,2,Nguyễn Hữu Linh,8,Nguyễn Hữu Long,34,Nguyễn Hữu Thanh,1,Nguyễn Hữu Vinh,44,Nguyên Kha,2,Nguyễn Khánh Ngọc,1,Nguyễn Kim Chi,1,Nguyễn Lan Anh,1,Nguyễn Lân Thắng,96,Nguyễn Lân Tráng,1,Nguyễn Minh Sơn,1,Nguyễn Năng Tĩnh,6,Nguyên Ngọc,34,Nguyễn Ngọc Ánh,5,Nguyễn Ngọc Chu,1,Nguyễn Ngọc Già,3,Nguyễn Ngọc Nam Phong,74,Nguyễn Ngọc Ngan,1,Nguyễn Ngọc Ngạn,2,Nguyễn Ngọc Ngữ,1,Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,1,Nguyễn Nguyên Bình,1,Nguyễn Như Phong,8,Nguyễn Phú Trọng,174,Nguyễn Phúc Gia Huy,1,Nguyễn Phước Tương,1,Nguyễn Phương Hằng,1,Nguyễn Phương Hoa,7,Nguyễn Phương Uyên,2,Nguyễn Quang A,102,Nguyễn Quang Dũng,3,Nguyễn Quang Hồng Nhân,11,Nguyễn Quang Khải,1,Nguyễn Quang Lập,3,Nguyễn Quang Vinh,1,Nguyễn Quốc Đức Vượng,5,Nguyễn Quốc Hoàn,1,Nguyễn Quốc Huy,1,Nguyễn Quốc Tấn Trung,1,Nguyễn Sơn Lộ,1,Nguyễn Thái Hợp,70,Nguyễn Thái Hưng,3,Nguyễn Thanh Loan,2,Nguyễn Thanh Tịnh,6,Nguyễn Thảo Chi,1,Nguyễn Thị Dương Hà,3,Nguyễn Thị Huệ,1,Nguyễn Thị Kim Ngân,21,Nguyễn Thị Kim Thanh,3,Nguyễn Thị Mỹ Oanh,1,Nguyễn Thị Nga,2,Nguyễn Thị Ngọc Tiền,1,Nguyễn Thị Quý,1,Nguyễn Thị Tâm,16,Nguyễn Thị Thủy,1,Nguyễn Thị Tuyết,2,Nguyễn Thị Từ Huy,1,Nguyễn Thị Xuyến,3,Nguyễn Thiện Nhân,13,Nguyễn Thông,3,Nguyễn Thuý Hạnh,12,Nguyễn Thúy Hạnh,2,Nguyễn Tiến Trung,1,Nguyễn Trang Nhung,1,Nguyễn Trọng Nghĩa,1,Nguyễn Trọng Vĩnh,1,Nguyễn Trung Bảo,1,Nguyễn Trung Trực,9,Nguyễn Tuấn Khoa,1,Nguyễn Tường Thuy,1,Nguyễn Tường Thuỵ,1,Nguyễn Tường Thụy,72,Nguyễn Uyên Thùy,1,Nguyễn Văn Bá,1,Nguyễn Văn Chưởng,1,Nguyễn Văn Dũng,1,Nguyễn Văn Duyệt,1,Nguyễn Văn Đài,155,Nguyễn Văn Điển,5,Nguyễn Văn Đống,2,Nguyễn Văn Hải,40,Nguyễn Văn Hảo,1,Nguyễn Văn Hiến,4,Nguyễn Văn Hoá,1,Nguyễn Văn Hóa,35,Nguyễn Văn Hùng,5,Nguyễn Văn Lâm,5,Nguyễn Văn Miếng,6,Nguyễn Văn Nghiêm,4,Nguyễn Văn Oai,1,Nguyễn Văn Son,1,Nguyễn Văn Tài,5,Nguyễn Văn Thanh,3,Nguyễn Văn Thoan,5,Nguyễn Văn Toản,5,Nguyễn Văn Tuyển,1,Nguyễn Văn Viễn,2,Nguyễn Viện,1,Nguyễn Viết Dũng,6,Nguyễn Vũ Bình,1,Nguyễn Vy Yên,2,Nguyễn Xuân Anh,5,Nguyễn Xuân Diện,66,Nguyễn Xuân Nghĩa,1,Người Buôn gió,37,Người con Đất mẹ,204,Người con đất mẹ: PAULUS LÊ VĂN SƠN MUỐN VỀ NƯỚC?,1,Người con đất mẹ: XUNG QUANH ĐỀ XUẤT TRANG BỊ SÚNG TRƯỜNG,1,Người Đà Lạt Xưa,2,Người đưa tin,1,người đương thời Đỗ Việt Khoa,1,người lao động,153,Người Thượng Vì Công Lý,1,nhà báo Nguyễn Đức,2,Nhà lãnh đạo Triều Tiên,21,Nhà nước và thị trường,1,Nhà Thờ Bùi Chu,1,Nhà thờ Đức Bà Paris,5,nhà thờ Thái Hà,24,Nhà thờ Thủ Thiêm,1,nhã thuyên,5,nhã thuyên là ai,4,nhà văn Thùy Linh,5,Nhà xuất bản Tự do,5,nhạc sĩ Tuấn Khanh,4,nhân quyền,733,Nhân quyền cho Việt Nam,4,Nhân quyền Việt Nam,103,Nhân vật,7,Nhật Cường,4,Nhật Cường Mobile,1,Nhật ký yêu nước,20,Nhóm Bạn Công Nhân,1,Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện,1,Nhóm Công tác về Bắt giữ tùy tiện,1,nhóm Hiến Pháp,3,Nhóm Hỗ trợ người Thượng,1,Nino Huỳnh,1,NO-U,3,Non sông Việt Nam,87,Nóng: ĐẶNG THỊ HUỆ BỊ BẮT,1,Nội chính,20,nợ quốc gia,1,nước bẩn,2,NXB Kiến Tạo,1,NXB Tự Do,1,Oanh Lê,1,OpenDoors,2,Osin Huy Đức,5,ô nhiễm không khí,1,Ô sin Huy Đức,1,PANORAMA,1,Paul Lê Văn Sơn,1,PAULUS LÊ VĂN SƠN MUỐN VỀ NƯỚC?,1,PEN Ameria,1,PEN America,2,Phạm Đoan Trang,1,Phạm Chí Dũng,67,Phạm Chí Thành,2,Phạm Đình Bá,1,Phạm Đình Quý,1,Phạm Đoan Trang,112,Phạm Gia Hiền,1,Phạm Minh Chính,132,Phạm Minh Vũ,69,Phạm Ngọc Hân,1,Phạm Ngọc Hưng,1,Phạm Nguyên Trường,1,Phạm Thành,8,Phạm Thanh Nghiên,2,Phạm Thị Đoan Trang,3,Phạm Thị Hoài,2,Phạm Thị Hương Giang,1,Phạm Thị Quý,6,Phạm Viết Đào,4,Phạm Vĩnh Lộc,2,Phan Anh,9,Phản biện,8,phản biện xã hội,35,Phan Công Hải,6,Phan Đình Sang,1,phản động lưu vong,49,Phan Hữu Điệp Anh,4,Phan Kim Khánh,6,phản quốc,37,Phan Sơn Hùng,6,Phan Sơn Tùng,6,Phan Thanh Hải,1,Phan Trung,1,Phan Văn Bình,11,Phan Văn Vĩnh,1,Phan Xuân Trung,5,Pháp Luân Công,7,phát tán thông tin xuyên tạc,4,Phát triển thiên niên kỷ,3,Phật giáo,82,Phêrô Nguyễn Văn Hùng,1,phi chính trị hóa quân đội,7,Phil Roberston,1,Phil Robertson,2,Philippine,64,Phó An My,1,Phó Thủ tướng,102,phong trào 200k,1,phong trào biểu tình,28,Phóng viên không biên giới,10,Phú Lãm,1,Phú Quốc,15,Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018,2,Phúc trình thường niên 2018 về tự do tôn giáo thế giới,1,Phương Bích,1,Phương Hàng Nhật,1,Phương Uyên,3,quân đội Mỹ,13,Quân Tru Ong TV,1,Quốc ca,14,Quốc hận,13,Quốc hội,474,Quốc Nội Quật Khởi,3,Quốc tế,20,Quy định không được ghi âm,20,quy hoạch cán bộ,3,Quỹ Người Thượng,1,Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh,3,Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh ngừng hoạt động,4,Reporteurs Sans Frontieres,1,RFA,323,RFI,2,RISE,8,RSF,17,sai quy định,12,Sam Rainsy,3,sản xuất tại Việt Nam,4,SaveNet,2,Selena Zen,1,Song Chi,1,sông Đà,7,sở hữu đất đai,2,Sơn Tùng,1,Special Watch List,1,SÚNG TIỂU LIÊN CHO LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG,1,suy thoái,86,Sử Hộ Vương,1,sửa đổi Hiến pháp,13,Tạ Duy Anh,2,Tạ Mạnh Hưng,1,Tạ Phong Tần,7,Tạ Trí Hải,1,Táo quân 2023,1,tàu kiểm ngư,2,tăng trưởng kinh tế,19,Tân Dự Tòng,2,Tân Phong,1,Tân Sơn Nhất,16,Tập Cận Bình,11,tập trung đông người trái phép,1,Tất Thành Cang,6,Thạch Cương,1,Thach Vu,1,Thái Bá Tân,5,Thái Dịch Lý Đông,1,Thái Hạo,3,Thái Văn Đường,29,tham nhũng quyền lực,2,tham nhũng vặt,1,Thanh niên Công giáo,20,Thành phố Hồ Chí Minh,160,Thanh tra Bộ Công an,1,Thanh tra Chính phủ,49,Thành ủy Đà Nẵng,10,thâm hụt thương mại,1,THẨM PHÁN NGUYỄN HẢI NAM VÀ GIẢNG VIÊN LÂM HOÀNG TÙNG BỊ BẮT,1,Thế chiến II,5,Thể thao,1,thị trường bất động sản,2,Thích Đàm Thoa,3,Thích Không Tánh,1,Thích Ngộ Chánh,3,Thích Quảng Độ,1,Thích Quảng Đức,1,Thích Tuệ Sỹ,1,thiết giáp,4,thỉnh vong,10,thoi su,2,thoi su nghe an,2,Thông luận,1,thời báo,80,Thời luận,1,THPT,2,thu hồi đất trái luật tại Phú Quốc,1,Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á,1,thu ngo,5,Thủ Thiêm,26,Thủ tướng,467,Thủ tướng Anh,5,THỦ TƯỚNG KỶ LUẬT 3 THỨ TRƯỞNG BỘ GTVT,1,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,49,Thủ tướng Phan Văn Khải,3,Thùy Linh,3,Thủy Tiên,1,thuyết âm mưu,22,Thường dân,16,Thường Sơn,1,tị nạn,146,Tiên Lãng,1,tiến sĩ chuyên ngành Hán Nôm,1,Tiến Văn,1,Tiếng Dân,3,Tiếng Dân News,6,Tiếng nói Hoa Kỳ,9,tín dụng đen,2,tin giả,1,Tin Lành đấng Christ,1,Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên,1,Tin lành Đề ga,1,Tin mừng cho người nghèo,5,tin nhanh nghe an,2,tin tuc nghe an,2,Tin tức,42,tinh nghe an,2,tịnh thất bồng lai,5,tịnh thất Sơn Linh Tự,5,toi muon biet,4,Tổ chức giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất,1,tổ chức khủng bố Việt Tân,135,tổ chức tôn giáo,32,tổ chức tôn giáo bất hợp pháp,2,tổ chức VOICE,10,Tổ đồng thuận,49,Tô Hoàng Chương,1,Tô Văn Lai,1,tôn giáo,347,Tổng Bí thư,170,Tổng bí thư Lê Duẩn,1,tổng tư lệnh quân đội,5,Trà đá Blog,32,trạm thu phí,40,Trang Mạc,1,tranh chấp lãnh thổ,11,Trâm Anh,8,Trần Bang,12,Trần Công Khải,2,Trần Dần,1,Trần Đắc Trung,1,Trần Đình Long,1,Trần Đình Sang,13,Trần Đình Sử,2,Trần Đình Thu,4,Trần Đình Triển,5,Trần Đức,1,Trần Đức Anh Sơn,8,Trần Đức Đô,13,Trần Đức Thạch,6,Trần Hoàng Huấn,3,Trần Huỳnh Duy Thức,1,Trần Huỳnh Duy Thức,6,Trần Hữu Đức,1,Trần Khải Thanh Thủy,12,Trần Mạnh Hảo,1,Trần Minh Chiến,1,Trần Ngọc Phúc,5,Trần Quyết Thắng,1,Trần Quỳnh Vi,1,Trần Thị Ái Liên,5,Trần Thị Mỹ Linh,5,Trần Thị Nga,15,Trần Thị Thu,1,Trần Thị Tuyết Diệu,1,Trần Thị Xuân,4,Trần Trung Đạo,1,Trân Văn,2,Trần Văn Bá,1,Trần Văn Bang,8,Trần Văn Chánh,1,Trần Văn Hưng,1,Trần Văn Ngọc,1,Trần Văn Nhu,1,Trần Văn Quyền,1,Trần Văn Sỹ,1,Trần Văn Thành,1,Trần Vũ Hải,38,Trần Vũ Linh,1,Tre làng,574,Tre Làng: CỤC ĐIỆN ẢNH VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT,1,Tre Làng: DANH SÁCH 151 CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN GIAN LẬN THI CỬ Ở HÀ GIANG,1,Tre Làng: Đà Nẵng: THIẾU TƯỚNG GIẢ PHẠM VĂN HẢI,1,Tre Làng: FLC THẮNG KIỆN BÁO GIÁO DỤC VIỆT NAM,1,Tre Làng: HẠ VIỆN MỸ CHÍNH THỨC MỞ CUỘC ĐIỀU TRA LUẬN TỘI TỔNG THỐNG MỸ,1,Tre Làng: JB NGUYỄN HỮU VINH CÓ THẤY XẤU HỔ ?,1,Tre Làng: KẾT LUẬN CỦA BÀ BÁN CÁ CHỢ XANH VÀ CẢNH BÁO CỦA AIR VISUAL VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ HÀ NỘI,1,Tre Làng: Luật sư vụ VN Pharma: #039;VIỆN KIỂM SÁT TÙY TIỆN XÚC PHẠM BỘ Y TẾ#039;,1,Tre Làng: Nóng: ĐẶNG THỊ HUỆ BỊ BẮT,1,Tre Làng: THẨM PHÁN NGUYỄN HẢI NAM VÀ GIẢNG VIÊN LÂM HOÀNG TÙNG BỊ BẮT,1,Tre Làng: THỦ TƯỚNG KỶ LUẬT 3 THỨ TRƯỞNG BỘ GTVT,1,Tre Làng: TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 982 Ở BIỂN ĐÔNG,1,Tre Làng: VIỆC LÀM TRÂN QUÝ CỦA TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU HỘ CỨU NẠN HÀNG HẢI KHU VỰC I,1,Tre Làng: VIẾT BÁO,1,Tre Làng: Vô nhân đạo: TRUNG QUỐC NGĂN CẢN NGƯ DÂN VIỆT NAM TRỤC VỚT TÀU ĐẮM,1,Tre Làng: VỤ KHỦNG BỐ TẠI CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG: KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI TRƯƠNG DƯƠNG,1,Tre Làng: Vụ VN Pharma: PHÍA ẤN ĐỘ NÓI THUỐC CHỮA UNG THƯ H-CAPITA ĐẠT TIÊU CHUẨN,1,Triều đại Việt,1,Triệu Tài Vinh,1,Trịnh Bá Khiêm,6,Trịnh Bá Phương,23,Trịnh Bá Tư,9,Trịnh Hội,19,Trịnh Hữu Long,1,Trịnh Ngọc Hiên,5,Trịnh Thị Thảo,3,Trịnh Vĩnh Bình,4,trò hề dân chủ,1,trù dập,13,Tru Mộng Long,1,Trụ sở tiếp dân,26,Trung Bác sỹ,1,Trung Quốc,529,TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 982 Ở BIỂN ĐÔNG,1,Truyền thông Thái Hà,1,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương,3,Trương Châu Hữu Danh,71,Trương Duy Nhất,75,Trương Duy Nhất "mất tích",19,Trương Huy San,1,Trương Minh Đức,17,Trương Nhân Tuấn,1,Trương Quốc Huy,3,Trường Sa,77,Trương Thị Mai,1,Trương Thị Quý,3,Trương Văn Dũng,24,Trương Văn Khẩn,18,Trương Văn Thực,1,Trường Việt Duy Dân Ðảng,1,Trương Vĩnh Ký,1,Tù chính trị,4,tù nhân lương tâm,111,tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Vĩnh Long,3,Tuấn Khanh,8,tusangnhamhiem,1,Tuyên Bố 258,1,tuyên ngôn,40,tuyệt thực,41,tự chuyển hóa,49,tự diễn biến,56,tự do,917,Tự do báo chí,76,Tự do báo chí quốc tế khiếm diện,1,tự do hàng hải,10,tự do ngôn luận,59,tự do tôn giáo,1,Từ Facebook,235,tự thiêu,3,tự tôn dân tộc,18,tư tưởng Hồ Chí Minh,20,tư tưởng thù địch,13,tước quân tịch,1,tướng Mỹ,1,Tường Vi,1,Ukraine,11,USCIRF,6,Uỷ ban bảo vệ ký giả,1,Ủy ban Bảo vệ Nhà báo,1,Ủy ban Công lý & Hòa bình,1,Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam,1,Ủy ban cứu người vượt biển,1,Ủy ban cứu trợ người vượt biển,1,Ủy ban Kiểm tra Trung ương,12,Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,3,Ủy hội Quốc tế Hoa Kỳ về tự do tôn giáo thế giới,1,vạch mặt,54,Vạn Thịnh Phát,1,vàng mã,7,Vành đai và Con đường,6,Văn bút Hoa Kỳ,1,Văn Công Hùng,1,Văn đểu,7,Văn đoàn độc lập,9,văn hiến,22,văn hóa giữ nước Việt Nam,4,văn kiện Đại hội,3,Văn Mai Hương,2,Văn Toàn,1,Vấn đề nóng,3278,Venezuela,48,Vi Đức Hồi,1,Vì Việt Nam thịnh vượng,1,Vi Yên,7,Video,17,Viet Nam,4,viet nam cong hoa,5,viet nam conghoa 2012,5,viet nam conghoaa 2012,5,Vietnam Human Rights Network,1,VIỆC LÀM TRÂN QUÝ CỦA TRUNG TÂM PHỐI HỢP TÌM KIẾM CỨU HỘ CỨU NẠN HÀNG HẢI KHU VỰC I,1,VIẾT BÁO,1,Việt Nam Mới,124,Việt Nam Times,3,Việt Tân,875,Việt tự do,1,Vinashin,1,Vince Nguyễn,1,vinh danh chế độ bù nhìn,1,Võ An Đôn,2,Võ Hồng Ly,1,Võ Kim Cự,1,Võ Thanh Thời,1,Võ Văn Ái,1,Võ Văn Tạo,3,Võ Xuân Sơn,3,VOA,35,VOA Tiếng Việt,8,VOICE,55,Vô nhân đạo: TRUNG QUỐC NGĂN CẢN NGƯ DÂN VIỆT NAM TRỤC VỚT TÀU ĐẮM,1,Vũ “nhôm”,3,VỤ KHỦNG BỐ TẠI CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG: KHỞI TỐ BỊ CAN ĐỐI VỚI TRƯƠNG DƯƠNG,1,Vũ Kim Hoàng,1,Vũ Ngọc Sửu,1,Vũ Nhôm,1,Vụ nữ sinh giao gà bị sát hại tại Điện Biên,8,Vũ Quốc Ngữ,2,Vũ Thế Khanh,2,Vũ Thị Kim Hoàng,2,Vũ Văn Ninh,2,Vụ VN Pharma: PHÍA ẤN ĐỘ NÓI THUỐC CHỮA UNG THƯ H-CAPITA ĐẠT TIÊU CHUẨN,1,Vừ Thị Dợ,4,vườn rau Lộc Hưng,14,Vườn rau Lộc Hưng,64,Vương Đình Huệ,18,Vương quốc Mông,1,Vượng Râu,11,Vy Oanh,1,Vy Yên,2,WGAD,2,WikiLeaks,1,Will Nguyễn,8,xã Đồng Tâm,1,Xã hội,11,xã hội chủ nghĩa,75,xã hội dân sự,12,xả súng,6,XẤU,3,xây dựng Đảng,4,xoá đói giảm nghèo,2,XÓA TƯ CÁCH THỨ TRƯỞNG ĐỐI VỚI ÔNG NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG,1,xuất nhập khẩu,6,XUNG QUANH ĐỀ XUẤT TRANG BỊ SÚNG TRƯỜNG,1,xử lý vi phạm,28,Y Mút Mlô,1,Yên Lĩnh,13,YSEALI,1,Zelensky,2,
ltr
item
Hồ sơ dân chủ: TẠI SAO CHIẾN TRANH VẪN CÓ THỂ XẢY RA Ở CHÂU Á?
TẠI SAO CHIẾN TRANH VẪN CÓ THỂ XẢY RA Ở CHÂU Á?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgKn17pIw9l6fZPATsLyWwhESpMDx72UAhg66OmvGxgyU7gQuNlyXJmCt879zL6ibFROnCzTZuwGZ6cYzsqH7IsJAcT5OBa2PF2ZAtIxbQwXoBi0ALFJ_FPC8PQHzvLVt5kq0rXaFB7rz-Uubg8MdIAO40jAH9ONcTIIgaQvkQ8gftRmTNH-aiMkw83kvZp/w640-h362/tai-sao-chien-tranh-van-co-the-xay-ra-o-chau-a.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgKn17pIw9l6fZPATsLyWwhESpMDx72UAhg66OmvGxgyU7gQuNlyXJmCt879zL6ibFROnCzTZuwGZ6cYzsqH7IsJAcT5OBa2PF2ZAtIxbQwXoBi0ALFJ_FPC8PQHzvLVt5kq0rXaFB7rz-Uubg8MdIAO40jAH9ONcTIIgaQvkQ8gftRmTNH-aiMkw83kvZp/s72-w640-c-h362/tai-sao-chien-tranh-van-co-the-xay-ra-o-chau-a.jpg
Hồ sơ dân chủ
https://www.hosodanchu.com/2013/07/tai-sao-chien-tranh-van-co-xay-ra-o.html
https://www.hosodanchu.com/
https://www.hosodanchu.com/
https://www.hosodanchu.com/2013/07/tai-sao-chien-tranh-van-co-xay-ra-o.html
true
199778699987007369
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả bài viết Xem thêm Phản hồi Hủy bỏ phản hồi Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All BẠN NÊN XEM CHỦ ĐỀ ARCHIVE TÌM KIẾM TẤT CẢ BÀI VIẾT KHÔNG TÌM THẤY BÀI VIẾT PHÙ HỢP VỚI TỪ KHÓA BẠN TÌM KIẾM Về trang chủ Chủ nhật Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Thứ bảy Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng C9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Jan Feb Mar Apr Tháng 5 Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content